Kiên định
Cuối những năm 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Liên Xô và các nước CNXH ở Đông Âu sụp đổ. Nhiều người cho rằng, sự sụp đổ đó là thất bại của học thuyết Mác - Lênin về CNCS trên phạm vi toàn thế giới. Họ đồn đoán nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân âm mưu “diễn biến hòa bình”, phi chính trị hóa quân đội…
Việc Liên Xô và các
nước XHCN ở Đông Âu tan rã là do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân chính
vẫn là do nội bộ. Như lãnh tụ V.I.Lênin từng nói: “Không có kẻ thù nào, dù là
hung bạo nhất, có thể chiến thắng được những người cộng sản, ngoại trừ chính họ
tự tan rã, chính những lỗi lầm của họ và họ không kịp sửa chữa”.
Thực tế cho thấy, Đảng
Cộng sản Liên Xô năm 1917, 35 vạn đảng viên làm lên cuộc Cách mạng Tháng Mười
Nga vĩ đại. Vậy nhưng, năm 1991, Đảng Cộng sản Liên Xô với 20 triệu đảng viên
lại sụp đổ, không phải do kẻ thù bên ngoài, mà chính là do những mầm mống diễn
biến, tự diễn biến tư tưởng bên trong nội bộ Đảng.
Một trong những nguyên
nhân quan trọng đó là âm mưu phi chính trị hóa quân đội và cả xét lại lịch sử, được
truyền thông, báo chí tuyên truyền mạnh mẽ. Từ năm 1986 đến 1988, một loạt cán
bộ chủ chốt của các tờ báo có ảnh hưởng lớn tại Liên Xô được thay thế bởi những
người ủng hộ chủ trương “Tây hóa” của Gorbachev, từ đó các tờ báo này đã khuynh
đảo dư luận, làm cho nhiều người dân ảo tưởng vào phương Tây. Bên cạnh đó hàng
loạt tướng lĩnh và đảng viên lão thành đều bị cho nghỉ hưu để nhường cho “lớp
trẻ cấp tiến”, kinh tế chậm đổi mới, các vấn đề nội tại phát sinh cấp số nhân
và ngày càng gay gắt… Điều gì đến đã phải đến, một thành trì của hệ thống XHCN
bị sụp đổ, công sức của Lênin và biết bao thế hệ lão thành cách mạng phút chốc
đã chìm xuống biển. Đó là nỗi đau đoạn trường của những người cộng sản trên thế
giới và là bài học máu xương cho chúng ta.
Trước sự tan giã của Đảng
Cộng sản Liên Xô đã ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin và tư tưởng của một bộ
phận đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, gây hoang mang, dao động. Nhưng với trí
tuệ sáng suốt Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn trung thành với con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội và khẳng định lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng. Dưới đường lối
đổi mới sáng tạo, mở rộng quan hệ quốc
tế phù hợp với tình hình Việt Nam. Năm 1995 nước ta đã bình thường hóa quan hệ
với Mỹ, xóa bỏ thế bao vây cấm vận, từ chỗ bị cô lập, đến nay ta đã thiết lập
mối quan hệ với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ chỗ đói ăn trước đổi mới
mà trở thành quốc gia có thu nhập trung bình; cuộc sống của nhân dân ngày càng
ấm no, hạnh phúc.
Nhìn lại lịch sử đảng
trải qua 91 năm và tổng kết 35 năm đổi mới trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII của Đảng, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng
định “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc
tế như ngày nay”. Điều đó chứng minh Đảng là nhân tố quyết định đến thắng lợi
của cách mạng Việt Nam.
Đại hội XIII của Đảng
đã sáng suốt lựa chọn bầu vào BCHTƯ những đồng chí tiêu biểu có đủ phẩm chất,
năng lực và uy tín để lãnh đạo nhân dân. Đặc biệt là tinh thần đoàn kết là yếu
tố quan trọng quyết định đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên trong
giai đoạn hiện nay các thế lực thù địch và cơ hội chính trị không ngừng tìm mọi
cách hạ thấp uy tín vai trò của Đảng, gây chia rẽ mối đoàn kết trong Đảng và
giữa Đảng với nhân dân.
Do vậy Liên Xô và các nước CNXH đông Âu sụp đổ là do
âm mưu “diễn biến hòa bình”, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ. Đây là
bài học xương máu để Đảng ta lấy làm gương tự sửa đổi, tự chấn chỉnh mình, là
cơ sở để mỗi cán bộ, đảng viên và mọi người dân cảnh giác trước âm mưu, thủ
đoạn của các thế lực thù địch. Trong không khí hân hoan chào mừng Đại hội Đảng
lần thứ XIII, kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
(03/2/1930-03/2/2021) chúng ta tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng sẽ
đưa đất nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu, như lúc sinh thời Chủ
tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn./.
Bài học đắt giá này các nước XHCN cần ghi nhớ
Trả lờiXóa