Văn Hóa
Năm 2020 trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới hết sức khó khăn trước tác động bởi đại dịch Covid-19, song kinh tế Việt Nam vẫn đạt được sự tăng trưởng hết sức tự hào và ấn tượng. Với tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 tăng 2,91% so với năm trước, Việt Nam thuộc nhóm nước có tăng trưởng cao nhất thế giới. Thế nhưng một số người lại tỏ ra hậm hực, cho rằng Việt Nam “đã tô hồng bức tranh kinh tế”...
Thực tiễn cho
thấy, năm 2020, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách
thức. Cùng với những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, là dịch tả lợn
châu Phi, thiên tai, hạn hán, bão lũ, sạt lở đất... liên tiếp xảy ra, nhất là
trong những tháng cuối năm ở miền Trung. Điều này đã làm cho nền kinh tế Việt
Nam khó khăn chồng chất khó khăn. So với quyết tâm cao và sự nỗ lực phấn đấu,
đóng góp to lớn, bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, Việt Nam đã vững
vàng vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ đề
ra với nhiều điểm mới vượt trội và dấu ấn nổi bật. Việt Nam được bạn bè quốc tế
đánh giá cao, được coi là điểm sáng về phòng, chống dịch bệnh và phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân; giữ
vững quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiếp tục thực hiện hiệu quả
các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế bằng nhiều hình thức linh hoạt, phù
hợp với bối cảnh đại dịch Covid-19. Với mức tăng trưởng kinh tế năm 2020 đã làm nức lòng
nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế. Đáng chú ý, con số GDP năm 2020 tăng 2,91% của Việt Nam cũng được nhiều tổ
chức quốc tế đưa ra dự báo từ rất sớm. Thậm chí, ngay từ đầu tháng 10/2020, Quỹ
Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo trong năm 2020, nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng thứ 4
khu vực Đông Nam Á, vượt Singapore và Malaysia.
Thực tế đã rõ
như ban ngày, vậy mà một số người do không hiểu tình hình Việt Nam hoặc cố tình
xuyên tạc sự thật đã "phát biểu" trên mạng xã hội và báo chí nước
ngoài rằng “Việt Nam nhào nặn số liệu thống kê” là hoàn toàn sai trái, bởi
chính họ đã “nhào nặn méo mó”, “bôi đen” bức tranh kinh tế Việt Nam. Những
người này đã bỏ qua những nhận định khách quan của nhiều tổ chức quốc tế, nhiều
nước và hãng thông tấn báo chí có uy tín trên thế giới khi họ coi Việt Nam là
hình mẫu về cách thức kiểm soát dịch bệnh đạt hiệu quả cao nhất với mức chi phí
tối thiểu, là tấm gương trong phòng chống dịch bệnh và thể hiện trách nhiệm, uy
tín cao trong hợp tác quốc tế, khu vực về phòng chống dịch và gắn với phát
triển kinh tế - xã hội. Đại sứ EU tại Việt Nam Giorgio Aliberti phát
biểu "...Ở lại Việt Nam thời dịch là một may mắn". Chính sự
thành công trong phòng chống dịch Covid-19 đã tạo điều kiện cho phục hồi
và phát triển kinh tế của Việt Nam./.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa