Phạm Trung
Cách đây 42 năm, đúng 3h30 phút ngày 17-2-1979, quân Trung Quốc đã sử dụng pháo binh bắn phá một số mục tiêu trong lãnh thổ của nước ta, sau đó huy động 600.000 quân tấn công toàn tuyến biên giới Việt Nam. Với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, quân và dân ta đã phát huy cao độ truyền thống cách mạng, kiên quyết chiến đấu, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Trải qua hơn 10 ngày chiến đấu, quân và dân ta đã bẻ gãy nhiều mũi tiến công, tiêu diệt nhiều sinh lực và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, làm cho quân Trung Quốc không đạt được mục đích đề ra. Do bị tổn thất nặng nề, đồng thời bị dư luận tiến bộ trên thế giới và trong nước lên án mạnh mẽ, ngày 5-3-1979, Trung Quốc buộc phải tuyên bố rút quân trên tất cả các hướng. Đến ngày 18-3-1979 về cơ bản Trung Quốc đã rút quân khỏi nước ta. Tuy nhiên, trên thực tế, phía Trung Quốc vẫn chiếm đóng trái phép một số điểm cao thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên, thường xuyên gây xung đột vũ trang làm cho tình hình căng thẳng, kéo dài đến năm 1989.
Trong lịch sử đấu tranh cách mạng
và xây dựng đất nước kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời (1-7-1921) và tiếp
sau là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930), nhân dân hai nước Việt
Nam, Trung Quốc đã có sự hợp tác, phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau một cách chặt chẽ
và hiệu quả. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược, đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam, Đảng,
Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã dành sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn cho Việt
Nam, góp phần rất quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước. Đây là sự giúp đỡ nhân dân Việt Nam không bao giờ quên.
Tuy nhiên, sau khi Việt Nam giành
được độc lập, thống nhất đất nước, thái độ của Trung Quốc với Việt Nam có nhiều
chuyển biến tiêu cực. Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền, kích
động tâm lý thù hận dân tộc, cắt viện trợ, khiêu khích vũ trang, xâm lấn đất
đai (từ 234 vụ năm 1975, 812 vụ năm 1976, lên 873 vụ năm 1977 và 2175 vụ năm
1978), gây nên tình hình căng thẳng, phức tạp giữa hai nước trên vùng biên giới
phía Bắc Việt Nam. Đến giữa năm 1978, Trung Quốc dựng lên “sự kiện nạn kiều”,
đưa gần 20 vạn Hoa kiều về nước, vu cáo Việt Nam ngược đãi, xua đuổi, khủng bố
Hoa kiều, gây ra tình hình ngày càng nghiêm trọng.
Trung Quốc đã tăng cường làm đường
cơ động, xây dựng căn cứ, hệ thống kho trạm, vận chuyển tập kết vật chất, sơ
tán nhân dân về phía sau. Đồng thời, thực hiện các hoạt động nghi binh, đề ra kế
hoạch “dạy cho Việt Nam một bài học” và chuẩn bị chiến tranh “trừng phạt Việt
Nam”. Họ có những tuyên bố lừa mị dư luận trong nước và quốc tế rằng chỉ sử dụng
lực lượng “Bộ đội biên phòng” để thực hiện “phản kích tự vệ”, bởi Việt Nam gây
ra xung đột “lấn chiếm đất đai”, “quấy rối biên cương” phía Nam. Thực tế, trên
vùng biên giới Việt-Trung không có lực lượng vũ trang nào của Việt Nam được triển
khai gây sức ép đến mức buộc Trung Quốc phải “tự vệ”, chỉ có phía Trung Quốc
chuẩn bị lực lượng quy mô lớn đánh Việt Nam.
Trước diễn biến căng thẳng trên
vùng biên giới phía Bắc, Đảng và Nhà nước ta kiên trì chủ trương giải quyết bằng
biện pháp hòa bình, đồng thời, khẩn trương tăng cường lực lượng, đẩy mạnh xây dựng
thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trên phạm vi cả nước, nhất là khu
vực Quân khu 1, Quân khu 2. Bất chấp nỗ lực bằng con đường hòa bình của ta, dưới
sự chỉ đạo của nhà cầm quyền Trung Quốc, quân Trung Quốc huy động lực lượng và
phương tiện rất lớn xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã ra
tuyên bố nêu rõ: Nhà cầm quyền Trung Quốc đã đi ngược lại lợi ích của nhân dân,
phá hoại nghiêm trọng tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước và khẳng
định “Quân và dân Việt Nam không có còn con đường nào khác là phải dùng quyền tự
vệ chính đáng của mình để đánh trả”.
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên
giới phía Bắc của Tổ quốc tính từ ngày 17-2 đến ngày 18-3-1979, quân và dân ta
đã gây tổn thất cho đối phương 9 quân đoàn chủ lực, loại khỏi vòng chiến đấu
hàng vạn quân, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn
cháy và phá hủy 550 xe quân sự, trong đó có 280 xe tăng và xe bọc thép, phá hủy
115 khẩu pháo và cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự. Cuộc chiến
đấu anh dũng ở khu vực biên giới phía Bắc của Tổ quốc đã chứng minh một sự thật
lịch sử: Nhân dân Việt Nam không bao giờ chịu khuất phục trước bất kỳ thế lực
xâm lược ngoại bang nào và cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Việt
Nam là chính nghĩa.
Việt Nam đánh đuổi giặc ngoại xâm thì chính nghĩa là đúng rồi
Trả lờiXóa