Phạm Trung
Ngày 29/6/2020, trên trang facebook Chân Trời Mới
Media, đối tượng Đỗ Ngà phát tán bài “Tôn giáo - chính trị” bôi nhọ, nói xấu Chủ
tịch Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất
tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Người là hạt nhân đoàn kết các dân tộc,
tôn giáo ở Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Đại hội đại biểu
những người Công giáo yêu tổ quốc, yêu hòa bình, tháng 3/1955
|
Chủ
tịch Hồ Chí Minh nhận thức rõ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những
quyền cơ bản của con người, cần phải được tôn trọng. Trong bản Tuyên ngôn độc lập, Người đã trích nội
dung của Bản tuyên ngôn Độc lập năm
1776 của Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh
ra bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong
những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”[1].
Theo Người, suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều
sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự
do.”[2].
Ngày 03/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nêu lên sáu vấn đề cấp bách cần làm ngay. Trong đó, vấn đề thứ sáu
là: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng
bào lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: TÍN NGƯỠNG TỰ DO
và lương giáo đoàn kết.”[3].
Ngày
09/11/1946, Quốc hội khóa I đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó ghi nhận: Nhân dân có quyền tự do tín ngưỡng. Tự
do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng là một trong những quan điểm quan
trọng nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo. Tư tưởng đó được Người thể
hiện nhất quán cả trong lý luận và hoạt động thực tiễn, trong cách mạng dân tộc
cũng như cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng này đã trở thành nguyên tắc xuyên
suốt trong chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với tín ngưỡng, tôn giáo. Sắc lệnh
số 234/SL ngày 14/6/1955 đã quy định những hoạt động tôn giáo trong chế độ mới.
Sắc lệnh đã cụ thể hóa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân và được đồng
bào theo đạo và không theo đạo nhiệt tình hoan nghênh, tiếp thu.
Trên đây là khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn
trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn trọng tự do tín
ngưỡng, tôn giáo đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị, có tác dụng là “kim chỉ
nam” để Đảng, Nhà nước đề ra quan điểm, đường lối, chính sách phù hợp với thực
trạng tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
phát huy sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Đồng thời, đây là luận cứ để vạch trần âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, bôi
nhọ, nói xấu Chủ tịch Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo của đối tượng Đỗ Ngà.
[1]
Hồ Chí Minh (1945), Tuyên ngôn Độc lập của
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội
2011, tr.1.
[2]
Hồ Chí Minh (1945), Tuyên ngôn Độc lập của
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội
2011, tr.1.
[3]
Hồ Chí Minh (1945), Những nhiệm vụ cấp
bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb
CTQG, Hà Nội 2011, tr.8.
Việt Nam rất tôn trọng tự do tín ngưỡng; nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác
Xóa