Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

HIỂU CHO ĐÚNG CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Phạm Trung
         Ngày 29/6/2020, trên trang facebook Chân Trời Mới Media, đối tượng Đỗ Ngà phát tán bài “Tôn giáo - chính trị” xuyên tạc chính sách về tôn giáo của Đảng ta. Xin thưa, tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo là chính sách nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam.

     Từ ngày thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi quyền tự do tín ngưỡng là một nhu cầu quan trọng, là một trong những quyền công dân, quyền chính đáng của con người. Đặc biệt, trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo càng được Đảng ta quan tâm để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày 16/10/1990, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa VI đã ban hành Nghị quyết số 24 NQ-TW về “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” là dấu son về sự đổi mới đường lối, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo. Nghị quyết 24/NQ-TW xác định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”.
     Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng năm 1991 đã khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo và giữa các tôn giáo. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập dân tộc và đoàn kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân.”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng ghi rõ: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”.
Quan điểm, chính sách của Đảng ta đối với tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tục được hoàn thiện và phát triển phù hợp với sự nghiệp đổi mới đất nước. Nghị quyết 25/NQ-TW ngày 12/3/2003 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy, khoá IX về công tác tôn giáo khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật”.
     Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình việc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ về công tác tôn giáo thể hiện quan điểm tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo, chủ động phòng, ngừa và kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật.[1].
Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo là chính sách nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cần phải nhận thức cho đúng và đánh giá khách quan, không thể nghe theo những bịa đặt vô căn cứ của đối tượng Đỗ Ngà.


[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, Hà Nội 2016, tr.165.


2 nhận xét:

  1. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và tôn trọng tự do tín ngưỡng; nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật

    Trả lờiXóa