Kiên Định
Liên tục, trong những ngày trước thềm Đại hội XIII của Đảng các thế lực thù địch cuồng điên tung ra nhiều bài viết với nội dung xuyên tạc, chống phá quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng. Chúng cho rằng, Đại hội 13 tới đây sẽ bàn thảo về nỗ lực “chỉnh đốn đảng” để “đảng và nhà nước cùng mạnh”, nhằm duy trì mô hình toàn trị dựa vào tập trung quyền lực và trừng phạt quan chức suy thoái. Với đường hướng như vậy, thì theo như quan điểm của các thế lực thù địch, “Dân chủ” vẫn là một khái niệm xa vời.
Không thể có “Chế độ dân chủ” khi mà Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đó là những luận điểm rất sai trái, đánh tráo khái niệm, lập lờ đổi trắng thay đen. Nguy hiểm là ở chỗ, những luận điểm đó đã trực tiếp được minh chứng bằng những phát ngôn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí như: chống tham nhũng “không vùng cấm”… trên cơ sở đó chúng lồng ghép những luận điểm xuyên tạc một cách rất tinh vi như, chống tham nhũng là giải pháp “cực chẳng đã” để quyền lực được tập trung cao hơn. Ngoài ra, bất kỳ sự chống đối nào từ bên dưới hay phe phái đều bị đàn áp… đó chính là sự bịa đặt nguy hiểm, dễ gây ra những hiểu lầm rất tai hại nếu như người đọc chúng không có một nhãn quang chính trị đúng đắn.
Chúng ta nhận thấy rằng, phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một quy luật tất yếu khách quan của bất cứ một tổ chức nào. Để có thể phát triển một cách bền vững ngoài việc nâng cao sức mạnh nội tại thì việc rất cần làm đó là loại bỏ những cá nhân chỉ vun vén cho lợi ích cá nhân, xâm phạm lợi ích tập thể. Tham nhũng được ví như những con sâu, mọt đục khoét, phá hoại từ bên trong, làm cho vật chủ bị suy yếu dẫn đến diệt vong. Thế vậy mà, các thế lực thù địch cố tình lờ đi cái quy luật tất yếu khách quan đó để xuyên tạc, bôi nhọ, làm sai lệch quan điểm của Đảng ta về vấn đề phòng, chống tham nhũng, láng phí. Công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách vừa khó khăn, phức tạp và lâu dài. Đấu tranh chống tham nhũng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta hiện nay. Nó góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng Đảng và kiện toàn bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân… Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nghị quyết số 14/NQ/TW ngày 15-5-1996 về quan điểm chỉ đạo và một số giải pháp để đấu tranh chống tham nhũng của Bộ Chính trị khóa VII đã chỉ rõ: Đấu tranh chống tham nhũng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta hiện nay. Nó góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng Đảng và kiện toàn bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân… Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóaChúng ta cần nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng.
Trả lờiXóa