Hồng
Thủy
Sau cuộc chiến kết
thúc, cựu Thiếu tướng, Phó Tổng thống
Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ đã có những nhìn nhận được xem như một biểu hiện của hòa giải, gác bỏ hận thù quá
khứ, trong đó có những phát ngôn nổi tiếng:
“Việt Cộng gọi chúng tôi là những con rối, những con bù nhìn của người Mỹ. Nhưng rồi
chính nhân dân Mỹ cũng gọi chúng tôi là những con bù nhìn của người Mỹ, chứ không
phải là lãnh tụ chân chính của nhân dân Việt Nam”.
“Tôi vẫn hay nói với các anh em hải ngoại rằng tôi
cũng đã từng chiến đấu với họ chứ, và họ cũng như tôi là đều mong muốn rằng sẽ
có được một chiến thắng cuối cùng để mình thống nhất xứ sở chứ, bởi vì đó là
nhiệm vụ lịch sử của mỗi một người công dân Việt mà. Nhưng bây giờ tôi và họ đã
không làm được việc đó, những người anh em bên kia đã làm được thì mình phải
chấp nhận đó là lịch sử và đất nước đã được thống nhất rồi.
Chứ còn cứ nói mãi “Phục quốc! Phục quốc” cái gì? Nước
Việt Nam có mất cho Tây cho Tàu đâu mà phục quốc?! Chưa kể là 3 triệu người hải
ngoại không thể nhân danh tổ quốc Việt Nam được, mà nói chuyện đất nước Việt
Nam! Với những chuyện phi lý như vậy, tôi đã bảo họ là nếu thật sự họ yêu nước
thì họ phải biết ngồi im và biết suy nghĩ chứ đừng có hành động đi theo một lũ
côn đồ, hám danh hám lợi, lừa gạt mọi người! Cứ nhân danh chính nghĩa quốc gia,
nhân danh chống cộng, nhân danh tự do dân chủ mà đi lừa gạt người ta...
Những sự chống đối bên này (hải ngoại) nó to tiếng
lắm, nó ồn ào lắm nhưng mà rất thiểu số. Cái hải ngoại này buồn ở điểm đó, nếu
người ngoại quốc hay người trong nước nhìn vào những “người hề” đó mà bảo đó là
“hải ngoại” thì thật sự nhầm. Đã 30 năm nay rồi mà người Việt hải ngoại vẫn
chưa có tổ chức thống nhất nào, mặc dù hàng ngày, hàng ngày trong suốt hơn 30
năm liền rồi, bất cứ ở địa phương nào, bất cứ một ông chính trị gia nào, bất cứ
một tờ báo, một ông bình bút nào cũng ra rả, ra rả: “Chúng ta có sức mạnh,
chúng ta có trí tuệ, chúng ta có chất xám, chúng ta có tiền. Bây giờ chúng ta
chỉ cần đoàn kết là chúng ta có thể có sức mạnh để mà hỗ trợ cho sự thay đổi
trong nội địa (thay đổi chế độ trong nước)”.
Nhưng mà từ 30 năm chưa bao
giờ ở hải ngoại làm được việc đó, và tôi nghĩ sẽ không bao giờ làm được cả. Bởi
vì với kinh nghiệm hơn 30 năm cho thấy: nếu mà tất cả tiền tụ lại cho một anh
thì anh ấy ôm tiền đi... trốn luôn”
“Một chính quyền độc đảng mang đến sự ổn định và kỷ
luật thì cần thiết cho Việt Nam để ra khỏi sự nghèo khổ… Tôi cho rằng, thật là
sai lầm khi một số người, đặc biệt là số người Việt ở Mỹ, ngày nay đòi hỏi Việt
Nam phải chấp nhận và thực hiện một nền dân chủ họ đang hưởng ở Mỹ. Quan niệm
của tôi là, đó là một sự sai lầm. Nền dân chủ đó không thích hợp với Việt Nam
trong tình thế hiện nay”./.
Các nhà dân chủ cuội luôn ảo tưởng và mộng mơ một chế độ mới ở Việt Nam; nhưng tất cả đều là ảo tưởng mà thôi
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác
Xóa