HT
Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế
của thế kỷ qua đã đem lại cuộc sống phồn vinh cho nhiều người, nhưng không phải
cho tất cả mọi người. Sự phân cực về kinh tế ngày càng sâu sắc, khoảng cách giàu
nghèo ngày một gia tăng.
Tuy nhiên, kinh tế càng phát
triển thì nhu cầu tinh thần, trong đó có nhu cầu tâm linh càng cao, xu hướng
gia tăng nhu cầu tâm linh, tôn giáo “phú quý sinh lễ nghĩa”. Chính là do có sự gia tăng đột biến về tôn
giáo, tốc độ tăng số tín đồ tôn giáo cũng gắn liền với tốc độ tăng dân số, sự phát
triển tôn giáo không chỉ ở số lượng tín đồ mà còn ở sự gia tăng của hàng ngũ
chức sắc, nơi thờ tự, phát triển hội đoàn, in ấn kinh sách… khuyếch trương vai
trò và tăng cường ảnh hưởng cùng với những hoạt động mang tính nhân đạo, văn
hoá, chính trị và thương mại hóa tôn giáo trong xu hướng đa dạng hóa, thế tục
hóa tôn giáo đã làm xuất hiện“thị trường tôn giáo” .
Lý thuyết thị trường tôn giáo dựa
vào lý thuyết lựa chọn duy lý (hay hợp lý), lý thuyết vị lợi xuất phát từ kinh tế học do Adam Smith (1732 - 1776) khởi xuớng. Lý thuyết thị
trường tôn giáo xuất hiện tại Mỹ vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế
kỷ 20 do hai học giả người Mỹ, Rodney Stark và William Sims Baibridge khởi xướng qua tác phẩm: A theory of religion, Peter Lang, New York, 1987, mới kết tụ thành mô thức giải thích mới
chính là lý luận về thị trường tôn giáo. Vào thời điểm lý thuyết thế tục
hóa lâm vào tình trạng khủng hoảng, bế tắc chưa tìm ra được lý thuyết thay thế. Những dự đoán về sự
suy giảm tôn giáo trong xã hội hiện đại và xu hướng thế tục hóa đã không diễn
ra, ngược lại, tôn giáo có chiều hướng phục hồi, phát triển mạnh mẽ, nhất là ở Mỹ với sự ra đời của phong trào
tôn giáo mới.
Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện
lý thuyết thị trường tôn giáo hay lý thuyết lựa chọn duy lý trong nghiên cứu
tôn giáo đem lại một cách tiếp cận mới cho nghiên cứu và lý giải thực tiễn đời
sống tôn giáo trong xã hội hiện đại
Lý thuyết thị trường cho rằng:
“con người luôn có lý trí khi lựa chọn niềm tin tôn
giáo, những người theo tôn giáo luôn tìm cách để nhận được phần thưởng từ tôn giáo với
chi phí thấp”
Nền tảng cơ bản của lý thuyết thị trường tôn giáo là giả định rằng nhu cầu tôn
giáo không thay đổi, mà thị hiếu tôn giáo mới thay đổi, “nguồn cung” cẩp sản phẩm tôn giáo
mới giữ vai trò làm cho tôn giáo phát triển hay suy tàn. Nói cách khác, họ quan
tâm làm rõ điều kiện tự do tôn giáo và sự cạnh tranh cùa các tổ chức tôn giáo,
những cái tích cực tạo ra “nguồn cung” là yếu tố cơ bản tác động đến đời sống tôn giáo. Trong khi thuyết
thế tục hóa truyền thống giải thích sự tồn tại của tôn giáo từ nguồn cầu, tức là từ nhu cầu của tín đồ, thì những người chút xướng lý thuyết thị trường tôn giáo
lại xuất phát từ nguồn cung, tức là từ phía các chức sắc, tổ chức tôn giáo - những người
cung cấp sản phẩm tôn giáo. Theo họ, nhu cầu tôn giáo không thay đổi qua lịch sử hay các nền văn
hóa và các quốc gia khác nhau. Vì vậy, sự thịnh suy của tôn giáo chủ yếu
là do yếu tố cầu, cơ bản là người cung ứng tôn giáo và những quy định của
nhà nước về nguồn cung này. Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy tôn giáo
phát triển đa dạng và chính sách của chính phủ nuôi dưỡng sự cạnh tranh
đó cũng làm lợi cho “người tiêu dùng tôn giáo”.
Quan điểm này hoàn toàn ngược lại với quan điểm phổ biến trước đây là đa dạng tôn giáo
làm xói mòn niềm tin tôn giáo và làm suy giảm tôn giáo trong xã hội.
Lý thuyết thế tục hóa truyền thống cho rằng: đa dạng hóa và hiện đại hóa sẽ
làm cho tôn giáo dần dần mất đi, ngược lại, lý thuyết thị trường tôn giáo lại
cho rằng, đa dạng hóa và tự do cạnh tranh sẽ làm cho tôn giáo càng phát triển. Điều này thể
hiện rất rõ đối với tôn giáo ở Mỹ, nơi có sự đa dạng tôn giáo và tự do cạnh tranh nhất thế
giới, cũng là nơi tôn giáo phát triển nhất trên thế giới. Trong khi ở các nước
Tây Âu, nơi còn duy trì chế độ tôn giáo nhà nước, thì tôn giáo lại suy giảm
trong đời sống xã hội.
Nhìn chung, lý thuyết thị trường tôn giáo đã đưa ra một cách tiếp cận và phương
pháp nghiên cứu mới, có những điểm hợp lý để giải thích cho sự phục hồi và phát triển của tôn giáo trong thế giới hiện đại được nhiều người,
nhất là giới nghiên cứu tôn giáo Mỹ ủng hộ.
Thị trường tôn giáo theo Mô thức mới cho rằng, về những
thành tố chủ yếu, hệ thống tôn giáo và hệ thống kinh tế có một số đặc điểm rất
giống nhau.
Cơ cấu của thị trường tôn giáo gồm có:
A. Người tiêu thụ
sản phẩm tôn giáo - tín đồ nói chung: cư sĩ
Phật giáo, giáo dân Ki tô, v.v…
B. Người cung cấp
sản phẩm tôn giáo: Hòa thượng, mục sư, linh mục, tư tế, v.v…
C. Sản phẩm tôn giáo - các hình thức hoạt động.
Quan điểm hạt nhân
của Rodney Stark là: Căn nguyên chủ yếu quyết định sự biến đổi của tôn giáo
đương đại là ở người cung cấp sản phẩm tôn giáo. Lý luận cơ bản của ông là:
Thứ nhất, nếu tôn giáo hoàn toàn chịu sự chi phối của thị
trường, không có sự quản chế từ bên ngoài, tất sẽ dẫn đến sự đa nguyên và cạnh
tranh của tôn giáo.
Thứ hai, trên tiền đề là tôn giáo tự do
cạnh tranh, để giành giật được tín đồ, giáo hội tất phải cung cấp những sản phẩm tôn giáo phù hợp với yêu cầu xã hội,
cuối cùng hình thành thị trường tôn giáo.
Thứ ba, cạnh tranh tất sẽ tạo nên sự
phát triển hay mất đi của một tôn giáo cụ thể nào đó, nhưng về tổng thể sẽ nâng
cao mức tiêu thụ tôn giáo của xã hội, thúc đẩy sự phồn vinh của tôn giáo.
Thứ tư,
ngược lại, nếu thị trường tôn giáo do nhà
nước lũng loạn, tất sẽ sản sinh ra hiện tượng tôn giáo biếng nhác cung ứng
sản phẩm tôn giáo không có hiệu quả, dẫn
đến sự suy yếu của tôn giáo ấy[1].
Ngày nay, một số tôn
giáo đang có xu hướng thương mại hoá với việc dựa vào sinh hoạt tín ngưỡng, tôn
giáo để đạt mục đích kinh tế làm cho tôn giáo xa rời với tính thiêng liêng và mục
tiêu hướng thiện vốn có của nó.
Đa dạng hóa tôn giáo góp phần làm phong phú thêm
“thị trường tôn giáo”, làm sôi động thêm “thị trường tâm linh”; điều đó cho
thấy nhu cầu tâm linh của con người ngày càng được đáp ứng tốt hơn, phù hợp hơn
với từng cá nhân.
“Thị trường tôn giáo” hay “siêu
thị tôn giáo” chính là những biểu hiện của xu hướng cá thể hóa niềm tin tôn
giáo hay cá nhân hóa tôn giáo. Ở đó các tôn giáo hiện nay không những hướng đến
niềm tin tôn giáo chung, mà còn hướng đến những nhu cầu, nguyện vọng của các
nhóm nhỏ, các cá nhân, để mỗi cá nhân có riêng cho mình “cái ô linh thiêng”.
Ở Trung Quốc, học giả Trung Quốc
tác giả Dương Phượng Cương đã đưa ra khái niệm “thị trường tôn giáo” rất đáng chú ý là “Thị trường ba màu sắc của tôn giáo
Trung Quốc”, Sự cấu thành ba thị trường
tôn giáo:
- “Thị trường đỏ” gồm các tổ chức, cá nhân hoạt
động tôn giáo “hợp pháp” (khoảng 100 triệu người).
- “Thị trường đen” là những cộng đồng tôn giáo, tổ
chức hoạt động trong tư thế “hầm trú”, bí mật, bất hợp pháp,...
Những cộng đồng này khá đông đảo, ước khoảng
200 triệu người.
-“Thị trường xám”
là thị trường tôn giáo có tính cách “mập
mờ”, nửa hợp pháp, nửa bất
hợp pháp, đặc biệt là những cộng đồng tín ngưỡng dân gian và một số giáo phái thuộc
nhiều tôn giáo lớn vốn được công nhận. Cộng đồng này cũng rất đông đảo, có thể tới hàng
trăm triệu người[2].
Dương Phượng Cương nhấn mạnh, nhà nước
trong khi có xu hướng muốn hạn chế
thị trường đỏ, tất yếu phải khống chế, ngăn chặn thị trường đen và như vậy tất yếu sẽ gia tăng thị trường xám, mà
trường hợp Pháp luân công năm
1999
- 2000 là tiêu biểu.
Mặt khác tác giả cũng cho rằng, trong thực tiễn, khi “thị trường tôn giáo bị phân mảnh”,
điểm then chốt của chính sách tôn giáo ở Trung Quốc là phải điều tiết được thị trường
xám, cần thiết phải chuyển dần nó sang thị trường đỏ,...
Rõ ràng, điều này có liên quan đến
chính sách cụ thể của quá trình “thiết chế hóa tôn giáo” ở Trung
Quốc những thập kỷ gần đây. Nhận xét về điều này, D.A Palmer viết “Các đoàn thể tồn giáo yêu nước
được lập ra dưới sự bảo trợ của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong những năm 1950
đã từng, đối với năm tôn giáo liên quan, là những hình thái thiết chế hoàn toàn
chưa từng có. Chưa bao giờ trong lịch sử những người theo Phật giáo, Đạo giáo
hay Hồi giáo ở Trung Quốc lại cùng hội tụ trong một
tổ chức quốc gia duy nhất (đã từng có nhiều ý đồ làm việc này trong thời kỳ cộng
hòa (1911- 1949) song phần lớn đều đã thất bại). Vô vàn giáo phái và nhóm tán đồ
chống đối đã bị buộc phải hợp nhất lại và tách mình ra khỏi các nhà thờ và hội
truyền giáo ngoại quốc. Tổ chức Công giáo tuân theo các mệnh lệnh từ Trung Nam Hải
chứ không phải từ Vatican”[3].
Tác giả cũng
phân tích thêm rằng, quá trình thiết chế hóa Phật giáo, Công giáo, Đạo giáo, Hồi
giáo và đạo Tin lành ở Trung Quốc đã tạo ra một “cấu trúc
hành chính” tương đối đồng nhất giữa truyền thống tổ
chức các đơn vị sản xuất xà hội chủ nghĩa (tổ đội -
danwei) với các
hình thức truyền thống của tổ chức tăng lữ. Đây là những nhận xét đáng chú ý
nhưng không thuộc phạm vi phần viết này.
Ý kiến của Dương Phượng Cương về “thị trường tốn giáo ba màu sắc” đã được Benoit Vermander
bình luận và phân tích thêm trong bài viết "Sự thức tỉnh tôn giáo và sự thoát ra khỏi tôn giáo ở
Trung Quốc
hiện nay”[4]. Tác giả bài viết không chỉ phân tích sự “thức tỉnh tôn giáo” ở Trung
Quốc, xem
đó như một đặc điểm có tính khác biệt so với tình hình các xã hội Âu - Mỹ, nơi
mà “sự thoát
ra khỏi tôn giáo” được coi như chuẩn mực của tính hiện đại (Marcel Gauchet), mà còn đưa ra nhận
xét rằng, chính sự đổi mới của Chính phủ Trung Quốc trong chính sách tôn giáo,
nhất là cách thức công nhận các tổ chức tôn giáo và bảo trợ nó đã trở thành một
công cụ quan trọng trong việc “thiết chế lại” các tổ chức tôn giáo
ở Trung
Quốc1. Nhận định trên của B.Vermander đã nhận được những ý kiến chia sẻ.
B. Vermander còn đặc biệt nhấn mạnh
hiện tượng phát triển mạnh mẽ của đạo Tin lành ở Trung Quốc mà ông gọi là “một tôn giáo đang trỗi dậy” (une religion
chinoise en emergence), đồng thời coi đây là hiện tượng đáng chú ý nhất trong sự thay đổi
của thị trường tôn giáo của Trung Quốc hiện nay. Tác giả viết “Những khẳng định về con số
tín đồ đạo Tin lành ở Trung
Quốc dao động từ 20 đến
130 triệu người.
Các quan chức Trung Quốc đưa ra những con số cũng không thống nhất với nhau. Lĩnh vực tôn giáo này bao gồm một tập hợp phong
phú các nhóm phái và các loại hình quy thuộc
(modes
dappartenance), trong
một cấu hình mà xét cho cùng không thể không gợi đến
cấu hình của các “tinh
vân” Đạo giáo và Phật giáo. Đây
là điều khiến cho đạo Tin lành thực sự trở thanh một tôn giáo Trung
Quốc,.. Tương tự như nhận xét trên, David A.
Palmer: “Les danwei religieuses.
L’institutionalisation de la religion en Chine populaire”, Perspectives, №
4,2009, Paris, p. 19 - 33, phân tích sâu sắc hơn sự “hợp pháp hóa” các tổ chức tôn giáo ở Trung Quốc theo chính sách của chính
phủ đã trở thành một công cụ pháp lý quan trọng, làm thay đổi cấu hình đời sống tôn giáo ở Trung
Quốc và các hệ luận của nó, ước đoán ít nhiều đáng tín cậy về nó lại nằm ngoài tầm với của
các nhà điều tra và việc tập hợp các số liệu cũng vậy”[5].
Về mặt địa - tôn giáo cũng như địa -
chính trị - tôn giáo,
Việt Nam và Trung Quốc là các quốc gia thuộc khu vực “thuần nhất về văn hóa nhưng
đa nguyên về tôn giáo”, đồng thời là những nước có xu hướng “thế tục” hơn nhiều so với các nước
Đông Nam Á “rất tôn
giáo” khác.
Trong sự tương thích đều có hiện tượng “thức tỉnh tôn giáo” và sự biến đổi của “thị trường tôn giáo”, nhưng sự tái cấu hình tôn
giáo ở hai nước có sự khác biệt lớn.
Nhìn chung, lý thuyết thị trường
tôn giáo đã đưa ra một cách tiêp cận và phương pháp nghiên cứu mới, có những điểm
hợp lý để giải thích cho sự phục hồi và phát triển của tôn giáo trong thế giới hiện đại được nhiều người,
nhất là giới nghiên cứu tôn giáo Mỹ ủng hộ. Tuy nhiên, lý thuyết này
cũng vấp phải sự phê phán gay gắt, bởi nó bộ lộ nhiều hạn
chế. Ví như, lý thuyết này sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giải thích sự phát
triển của tôn giáo và sức mạnh liên tục của giáo hội ở nhiều nước Nam Âu bất chấp
vai trò độc quyền cùa Giáo hội Công giáo hay sự phát triển mạnh mẽ của Islam
giáo tại nhiều quốc gia Trung Đông, nơi độc quyền của Islam giáo (không có đa dạng
hay tự do cạnh tranh tôn giáo). Mặt khác, lý thuyết này thiếu cơ sở thực tiễn bởi
họ không căn cứ vào nhu cầu tôn giáo của quần chúng, trong khi lại quá nhấn
mạnh đến vai trò của giáo hội, giáo sĩ - người cung cấp sản phẩm. Hơn nữa,
không thể đơn giản xem tôn giáo chỉ vận hành theo các quy luật kinh tế: cung - cầu một cách
cứng nhắc, vô hồn dựa trên quy luật giá trị; hay coi niềm tin tôn giáo chỉ là sự lựa duy
lý nhằm mục đích có lợi nhất đơn thuần; không thể quy các hành vi của đức tin
chỉ về các hành vi trao đổi vụ lợi kiểu chủ nghĩa trọng
thương (vậy còn các mối quan hệ biếu tặng, cho hiến thì sao?). Nó không giải
thích được tại sao các thánh thần “tối thượng cao minh” rất xa lạ với cách trao
đổi như vậy lại được tôn kính hơn là các thần thánh của hành động trực tiếp. Không
thể chỉ khảo sát, nghiên cứu chỉ với các nhóm tôn giáo có địa
bàn ranh giới và bản sắc (Tin Lành ở Mỹ) làm hình mẫu mang tính phổ quát cho toàn
bộ đời sống tôn giáo trên thế giới được...
Ở Việt Nam Theo chúng tôi, nếu “áp dụng lý thuyết” của Dương Phượng Cương thì thị trường
tôn giáo ở Việt Nam cũng có điểm tương đồng
với Trung Quốc (như vai trò chủ thể của
nhà nước trong việc điều tiết, tái cấu trúc thị
trường tôn giáo) nhưng ở Việt Nam, thực tế cùng lắm cũng chỉ có hai thị trường tôn giáo là
thị trường đỏ và thị trường xám (ít nhất từ trước năm 2005). Lý do, vì Nhà nước
Việt Nam không can thiệp quá sâu vào nội bộ các tôn giáo, không tạo ra sự đối lập của “hai giáo hội”
đối với mỗi một tôn
giáo, dù rằng một thời gian dài Nhà nước Việt Nam chỉ công nhận sáu tôn giáo chính.
Đời sống tôn giáo ở Việt Nam những năm gần đây
cũng vậy. Khi người
dân đã xuất hiện khả năng tự lựa
chọn các
hình thức tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo đến một mức độ nào đó thì thị trường
tôn giáo sẽ xuất hiện.
Tóm lại, trước những biến đổi
nhanh và phức tạp của đời sống tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa, các mô
hình lý thuyết cũ như lý thuyết thực thể tôn giáo, lý thuyết thế tục hóa đã có
sự điều chinh lại cách thức tiếp cận tôn giáo cho phù hợp với xã hội hiện đại,
cũng xuất tiện mô hình lý thuyết mới như lý thuyết đa dạng tôn giáo, thị trường
tôn giáo nhằm lý giải sự tồn tại của tôn giáo trong thế giới đương đại. Ngoài
ra, tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu mà có cách tiêp cận, lý thuyết nghiên
cứu khác nhau. Như xã hội học tôn giáo có lý thuyết cấu trúc - chức năng, lý
thuyết xung đột (mâu thuẫn), lý thuyết phân tích văn hóa và vùng văn hóa, lý
thuyết tương tác biểu trưng; hay kinh tề tôn giáo có lý thuyết vốn xã hội, lý
thuyết trao đổi xã hội,... Mỗi mô hình lý thuyết đều có mặt mạnh và hạn chế cần
có sự vận dụng linh hoạt nhằm đạt mục đích đặt ra.
[2] Dương Phượng Cương (Feng Gang Yang): “thị
trường ba màu sắc của tôn giáo Trung Quốc” (nguyên bản tiếng Trung), Tạp chí Xã hội học, số 47, 2006, tr. 93 - 122. Trong Hội thảo quốc tế Tôn
giáo và pháp quyền ở Đông Nam Á - tiếp tục thảo luận”, của Viện Nghiên cứu tôn giáo tổ chút tại Hà Nội
tháng 11 - 2007, nhà nghiên cứu Lưu Bành qua bài “Các
vân đề tôn giáo của Trung Quốc” (nguyên bản tiếng Anh) cũng đã gần như giới thiệu
tình hình “thị trường tôn giáo’ này theo cách phân tích của Dương Phượng Cương.
Đồng thời, Lưu Bành cũng phân tích rõ hơn về
số liệu tín đồ các tôn giáo thuộc ba thị trường ây. Ông nhấn mạnh “sự lưỡng
phân: sự cùng tổn tại hai giáo hội” trong
nhiều tôn giáo lớn ở Trung Quốc hiện nay, một phần do Chính phủ Trung Quốc đã nỗ
lực và kiên trì chínhsáeh lập các “giáo hội
yêu nước” do Chính phủ trực tiếp bảo trự,...
[5] Benoit Vermander:
"Réveil
religieux et sortie de la religion en Chine contemporaine". Perspectives, p.10. Chia sẻ
nhận định quan trọng này nhiều nhà nghiên cứu về đạo Tin lành Trung Quốc như Don Snow đã đề xuất phân loại các nhóm địa phương phần lớn thuộc
thị trường đen và xám thành năm loại: (i). Những hội thánh địa phương có đăng
ký với đạo Tin lành ‘Tam tự lập”, tự trị và chính thông; (ii). Các giáo đoàn có
đăng ký hợp pháp song không tập hợp lại trong một hội thánh, nhà thờ cụ thể mà
là tồn tại toong những địa điểm và cấu trúc tổ chức khác; (iii). Các nhóm vẫn
giữ nguyên tên hội thánh nước ngoài (chẳng hạn Evantist Seventh day), hay tự nguyện mang tên
gọi Trung Quốc, có đăng ký địa điểm sinh hoạt tôn giáo với cơ quan quản lý địa phương; (iv). Các “hội
thanh tại gia, phần lớn tại các thành phố mà họ không cần sự
công nhận của Hội thánh Tin lành yêu nước; (v). Các nhóm phái Tin lành ỏ nông
thôn, phần lớn không đăng ký, hỗn tạp,... Đây cũng là vẩn đề xã hội
học tôn giáo Tin lành được nhiều nhà nghiên cứu
Trung Quốc hiện nay chú tâm.
Chúng ta phải hết sức cảnh giác với bọn phản động, chúng thường lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá đất nước
Trả lờiXóa