Phải khẳng định rõ ràng rằng, đó không phải là những “phát kiến mới” của các nhà “dân chủ”, tự cho mình quyền thay mặt nhân dân để “tranh đấu cho tự do” như họ từng ngộ nhận; lại càng không phải là sự ngây thơ về chính trị, sự sai lầm về khoa học. Thực chất, đây là một sự ngụy biện về chính trị để thực hiện mưu đồ của những phần tử cơ hội, xét lại, bọn giả nhân, giả nghĩa nhằm phủ nhận vai trò của Quân đội ta.
Về lý luận, lịch sử nhân loại đến nay đã trải qua ba hình thái kinh tế - xã hội, và ngày nay đang quá độ sang hình thái kinh tế - xã hội thứ tư - hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu của nó là xã hội xã hội chủ nghĩa. Trong đó, có ba hình thái kinh tế - xã hội (chiếm hữu nô lệ; phong kiến; tư bản chủ nghĩa) gắn liền với chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, đối kháng giai cấp, nhà nước và chiến tranh. Tương ứng với nó là các kiểu tổ chức ra các lực lượng vũ trang (quân đội, cảnh sát) nhằm phục vụ cho thể chế chính trị tương ứng với các kiểu nhà nước đó. Rõ ràng, ngay từ khi mới xuất hiện (trong xã hội chiếm hữu nô lệ), dù hình thức tổ chức còn rất giản đơn, với những vũ khí, trang bị hết sức thô sơ, nhưng quân đội đã gắn bó chặt chẽ với giai cấp, nhà nước và là công cụ của giai cấp, nhà nước nhằm phục vụ lợi ích kinh tế, chính trị của chính giai cấp, nhà nước đó. Điều đó có nghĩa không và không thể có quân đội đứng ngoài giai cấp, nhà nước, mà chỉ là công cụ bạo lực của giai cấp, nhà nước đã tổ chức ra nó mà thôi.
Trong xã hội hiện đại, bất kể là nước lớn hay nhỏ, phương Đông hay phương Tây, không có quốc gia nào không do một đảng chính trị cầm quyền, dù quốc gia đó tồn tại ít đảng hay nhiều đảng. Vì thế, khi xem xét một xã hội ít hay nhiều đảng, không nên nhìn một cách đơn giản về số lượng các đảng phái trong quốc gia đó. Ở Mỹ hiện nay, ngoài hai đảng thay nhau cầm quyền là đảng Dân chủ và Cộng hòa, vẫn tồn tại nhiều đảng phái khác nhỏ hơn. Nhưng thử hỏi các đảng phái đó thuộc giai cấp nào, đại diện cho quyền lợi của giai cấp nào trong xã hội, nếu không phải là giai cấp tư sản? Tương tự như vậy, ở Đức là đảng CDU và SPD,… ở Pháp là đảng Xã hội và Cộng hòa,… ở Anh gồm đảng Bảo thủ, Công đảng, Đảng Dân chủ tự do, v.v. Gần ta nhất, có Thái Lan gồm hai đảng lớn là đảng Dân chủ (phe Áo vàng) và Pheu Thai (phe Áo đỏ), v.v. Nhưng thử hỏi các đảng phái đó có đại diện cho những người lao động, người công nhân? Các đảng phái đó phải chăng không nắm quân đội, với tính cách là công cụ bạo lực phục vụ mục đích của mình?
Rõ ràng, không có và không thể có bất kỳ một quân đội nào lại không gắn với một đảng chính trị cầm quyền, dù đảng ấy là đảng nào trong xã hội tư sản. Ở một số quốc gia, quân đội còn tuyên thệ trung thành với người đứng đầu nhà nước (đương nhiên cũng là người đứng đầu đảng chính trị cầm quyền). Điều II, khoản 2 Hiến pháp Mỹ ghi rõ: “Tổng thống là Tổng Tư lệnh các lực lượng Lục quân và Hải quân Hoa Kỳ và lực lượng dự bị ở một số bang”. Đồng thời, quy định rõ khi nhậm chức, Tổng thống phải tuyên thệ: tôi xin thề khi thực thi quyền hạn của Tổng thống sẽ tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của con người và công dân, tuân thủ và bảo vệ hiến pháp, bảo vệ chủ quyền, độc lập, an ninh và toàn vẹn của quốc gia, trung thành phục vụ nhân dân. Điều 3 Hiến pháp Cộng hòa Pháp ghi rõ: “Chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện chủ quyền của mình thông qua đại diện và thông qua con đường trưng cầu ý kiến nhân dân. Không một cá nhân hay nhóm người nào được giành quyền thực hiện chủ quyền quốc gia”. Như vậy, không có bất kỳ một cá nhân, tổ chức xã hội nào tự cho mình quyền thay đổi hiến pháp. Thế nhưng, thật đáng tiếc, lợi dụng chính sách tự do ngôn luận của Đảng, Nhà nước, ở Việt Nam lại không thiếu các tổ chức, cá nhân tự cho mình có quyền tối thượng: sửa đổi Hiến pháp.
Thực tiễn cho thấy, trong các cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội xảy ra gần đây ở Trung Đông, Bắc Phi, U-crai-na, xa hơn là cuộc khủng hoảng dẫn tới sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô trước đây, quân đội luôn là đối tượng để các lực lượng chính trị tranh thủ, lôi kéo, nhằm biến nó thành công cụ giành và giữ chính quyền. Ở nhiều quốc gia, khởi đầu của các cuộc đảo lộn xã hội là những cuộc binh biến. Nếu đi sâu nghiên cứu thì ở các quốc gia đó, trong hoặc đằng sau quân đội, lực lượng làm đảo chính vẫn là những tổ chức chính trị, những đảng chính trị đang hoạt động, cùng sự can thiệp của những lực lượng chính trị từ bên ngoài, nhằm định hướng cuộc binh biến theo các “giá trị” của họ.
Về phương diện lịch sử - xã hội, bất kỳ một tổ quốc nào, cũng được hình thành từ hai phương diện: tự nhiên - lịch sử và xã hội. Về phương diện tự nhiên - lịch sử, tổ quốc gắn liền với lãnh thổ cư trú của các cộng đồng người trong lịch sử, bao gồm: vùng đất, vùng trời, vùng biển, đảo, v.v. Về mặt xã hội, tổ quốc bao giờ cũng gắn với một thể chế chính trị nhất định, đại diện cho xu hướng phát triển của tổ quốc đó. Lịch sử Việt Nam và thế giới chứng minh rằng, không có và không thể có một tổ quốc chung chung, trừu tượng, mà bao giờ cũng gắn với một thể chế chính trị nhất định, cho dù đó là thể chế chính trị nào, phục vụ quyền, lợi ích của giai cấp nào. Quân đội nhân dân Việt Nam cũng như bất cứ một quân đội nào trên thế giới đều có chức năng bảo vệ Tổ quốc. Đây là một sự thật hiển nhiên, không bàn cãi. Nhưng nếu quan niệm bảo vệ tổ quốc chỉ là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia để rồi kết luận Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc (phương diện tự nhiên - lịch sử), chứ không có nhiệm vụ bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa là một sự sai lầm tai hại cả về phương diện học thuật lẫn phương diện chính trị, xã hội. Dẫu đó là vô tình hay cố ý thì cũng đã cổ súy cho những luận điệu sai trái, phản động nhằm chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và nhân dân ta.
Trên một phương diện cao hơn, bảo vệ tổ quốc bao giờ cũng gắn liền với bảo vệ thể chế chính trị của tổ quốc ấy, không có bảo vệ tổ quốc chung chung, phi lịch sử, phi giai cấp. Trung thành với tổ quốc, trung thành với hiến pháp cũng chính là trung thành với thể chế chính trị đó. Ở Thái Lan, khi các cuộc biểu tình, xung đột giữa phe “Áo vàng” (PAD) và “Áo đỏ” (UDD) từ năm 2006 - 2011 làm cho nước này lâm vào khủng hoảng chính trị, quân đội đã đứng về phía chính phủ, trấn áp những người biểu tình ủng hộ ông Thaksin, lập lại trật tự xã hội. Năm 2013, khi chính trường Thái Lan trở nên bất ổn, Tướng Prayuth Chan-ocha đã đứng ra làm cuộc “đảo chính” lật đổ Chính phủ của bà Yingluck Shinawatra, lập lại trật tự, kỷ cương xã hội. Thực tế đó cho thấy, quân đội không chỉ bảo vệ tổ quốc, mà còn bảo vệ cả thể chế chính trị đã tổ chức, nuôi dưỡng nó. Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục, rèn luyện; vậy tại sao chỉ cần trung thành với Tổ quốc mà không cần trung thành với Đảng - người đã sáng lập ra Quân đội đó? Quan điểm chỉ bảo vệ Tổ quốc chứ không bảo vệ Đảng - với tính cách là người đại diện cao nhất của thể chính trị đó là một sự bịa đặt trơ trẽn, một lập luận vô nguyên tắc, phi hiện thực.
Về thực tiễn, quân đội tư sản, bất chấp thành phần xã hội như thế nào, đều là công cụ để duy trì quyền lực chính trị và kinh tế của giai cấp tư sản, là công cụ đàn áp nhân dân lao động trong nước và nhân dân các nước khác. Bảo vệ thể chế chính trị tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa là biểu hiện rõ nhất, sâu sắc nhất về bản chất chính trị của quân đội tư sản với tính chất là công cụ bạo lực vũ trang của giai cấp tư sản và nhà nước tư bản. Để thực hiện mục đích ấy, giai cấp tư sản đã không tiếc tiền, của để giáo dục, huấn luyện binh lính theo hệ tư tưởng chính trị của giai cấp tư sản. Quân đội của nhà nước tư bản có một hệ thống đài phát thanh, truyền hình, một số lượng lớn sách báo được xuất bản nhằm ca tụng chủ nghĩa tư bản; bôi nhọ, xuyên tạc bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và chủ nghĩa xã hội hiện thực. Quân đội Mỹ duy trì cả một bộ máy tuyên truyền to lớn gọi là “cơ quan thông tin và giáo dục quân đội” để tiến hành công tác tư tưởng; trong các quân chủng đều có cơ quan thông tin. Ngoài việc lãnh đạo công tác tuyên truyền, cổ động, cơ quan này còn chuẩn bị và xuất bản những sách giáo khoa về tư tưởng, những tài liệu phát thanh, báo chí, phát hành những phim ảnh ca tụng chủ nghĩa tư bản. Quân đội Đức còn thành lập các nhà trường đào tạo những sĩ quan, hạ sĩ quan làm công tác tuyên truyền, giáo dục binh sĩ theo tư tưởng, chuẩn mực của nhà nước tư bản. Ngày 30-7-2018, Tổng thống Nga V. Pu-tin đã ký sắc lệnh thành lập Tổng cục Chính trị quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Nga với chức năng, nhiệm vụ là tham mưu cho Tổng thống và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xây dựng Quân đội Liên bang Nga về chính trị; chống lại các hành động phá hoại về tư tưởng, chính trị của các thế lực thù địch. Điều đó cho thấy quan điểm xây dựng quân đội về chính trị, tư tưởng, xây dựng mục tiêu, lý tưởng chiến đấu cho quân nhân được coi trọng trong xây dựng của mọi quân đội.
Luận điệu quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị, chỉ có nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc còn do sự nhận thức lệch lạc của một số người không hiểu tường tận về cấu trúc thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng của các nước tư bản. Trong các nước có chế độ đa đảng, các đảng phái luôn yêu cầu quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị nhằm bảo đảm cho lượng vũ trang không nghiêng hẳn về một đảng phái chính trị nào, khi các đảng phái đó chưa giành được quyền lực nhà nước. Khi đã giành được quyền lực nhà nước, thì đương nhiên các đảng phái đó lại nắm quyền lãnh đạo quân đội, yêu cầu quân đội phải trung thành với tổng thống, thủ tướng, hoặc có thực quyền chi phối đảng cầm quyền. Trung thành với nhà nước, tổng thống, chính phủ, về thực chất là trung thành với đảng cầm quyền; bảo vệ nhà nước, bảo vệ tổ quốc cũng chính là bảo vệ đảng, chế độ chính trị của quốc gia đó. Do vậy, dù hiến định hay không hiến định trong hiến pháp, không có nghĩa quân đội của các nước đó trung lập, đứng ngoài chính trị như một số người lầm tưởng.
Quân đội nhân dân Việt Nam có mục tiêu cùng toàn Đảng, toàn dân giành độc lập dân tộc, đưa dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ và lệ thuộc vào ngoại bang. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ, Quân đội ta là lực lượng nòng cốt đã đánh thắng hai đế quốc sừng sỏ, mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên cả nước độc lập, thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Thử hỏi, nếu không có Đảng Cộng sản Việt Nam, không có Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, giáo dục và rèn luyện thì tương lai dân tộc đi về đâu? Thiết nghĩ, đây là một câu hỏi rất dễ trả lời, một sự thật hiển nhiên. Thế nhưng, nhiều người vẫn cố tình không hiểu. Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhiều lần nhận được câu hỏi của các tướng lĩnh và giới nghiên cứu quân sự thế giới rằng, vì sao Quân đội nhân dân Việt Nam, từ không một tấc sắt trong tay, lại đánh thắng hai đế quốc to trong những cuộc chiến tranh không cân sức? Đại tướng đã khẳng định: Sẽ không tìm được câu trả lời cho câu hỏi này, nếu không nhìn vào chiều dày lịch sử dân tộc và đường lối cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghĩa là không thể hiểu được bản chất, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam và cả sự sẵn sàng hy sinh bản thân mình vì độc lập dân tộc, nếu không đặt trong mối quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam. V.I. Lê-nin đã từng nhắc nhở chúng ta rằng: giai cấp vô sản muốn là giai cấp thống trị và nếu nó thực sự thống trị, thì nó phải tỏ rõ điều đó bằng tổ chức quân sự của mình. Không có một quân đội trung lập, quân đội đứng ngoài chính trị, chỉ có nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, dù cho quân đội đó là của giai cấp nào, phục vụ cho thể chế chính trị nào, ở những thời điểm lịch sử nào. Quân đội bao giờ cũng là của một giai cấp, một nhà nước nhất định, nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của giai cấp, nhà nước đó.
Luận điệu quân đội chỉ bảo vệ tổ quốc không chỉ là một sự ngây thơ về chính trị, sự ngụy biện, phản khoa học, phi thực tiễn, mà còn là một sự tuyên truyền nguy hại về chính trị, nhằm phá vỡ nền tảng chính trị của Quân đội, làm cho Quân đội mất phương hướng, mục tiêu chiến đấu, không còn khả năng làm nòng cốt cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, giữ vững sự ổn định chính trị, tạo cớ cho sự can thiệp từ bên ngoài hòng lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì vậy, cần phải đấu tranh, bác bỏ.
TS. Đỗ Văn Ngoan - Ths. Nguyễn Viết Mẫn
Về lý luận, lịch sử nhân loại đến nay đã trải qua ba hình thái kinh tế - xã hội, và ngày nay đang quá độ sang hình thái kinh tế - xã hội thứ tư - hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu của nó là xã hội xã hội chủ nghĩa. Trong đó, có ba hình thái kinh tế - xã hội (chiếm hữu nô lệ; phong kiến; tư bản chủ nghĩa) gắn liền với chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, đối kháng giai cấp, nhà nước và chiến tranh. Tương ứng với nó là các kiểu tổ chức ra các lực lượng vũ trang (quân đội, cảnh sát) nhằm phục vụ cho thể chế chính trị tương ứng với các kiểu nhà nước đó. Rõ ràng, ngay từ khi mới xuất hiện (trong xã hội chiếm hữu nô lệ), dù hình thức tổ chức còn rất giản đơn, với những vũ khí, trang bị hết sức thô sơ, nhưng quân đội đã gắn bó chặt chẽ với giai cấp, nhà nước và là công cụ của giai cấp, nhà nước nhằm phục vụ lợi ích kinh tế, chính trị của chính giai cấp, nhà nước đó. Điều đó có nghĩa không và không thể có quân đội đứng ngoài giai cấp, nhà nước, mà chỉ là công cụ bạo lực của giai cấp, nhà nước đã tổ chức ra nó mà thôi.
Trong xã hội hiện đại, bất kể là nước lớn hay nhỏ, phương Đông hay phương Tây, không có quốc gia nào không do một đảng chính trị cầm quyền, dù quốc gia đó tồn tại ít đảng hay nhiều đảng. Vì thế, khi xem xét một xã hội ít hay nhiều đảng, không nên nhìn một cách đơn giản về số lượng các đảng phái trong quốc gia đó. Ở Mỹ hiện nay, ngoài hai đảng thay nhau cầm quyền là đảng Dân chủ và Cộng hòa, vẫn tồn tại nhiều đảng phái khác nhỏ hơn. Nhưng thử hỏi các đảng phái đó thuộc giai cấp nào, đại diện cho quyền lợi của giai cấp nào trong xã hội, nếu không phải là giai cấp tư sản? Tương tự như vậy, ở Đức là đảng CDU và SPD,… ở Pháp là đảng Xã hội và Cộng hòa,… ở Anh gồm đảng Bảo thủ, Công đảng, Đảng Dân chủ tự do, v.v. Gần ta nhất, có Thái Lan gồm hai đảng lớn là đảng Dân chủ (phe Áo vàng) và Pheu Thai (phe Áo đỏ), v.v. Nhưng thử hỏi các đảng phái đó có đại diện cho những người lao động, người công nhân? Các đảng phái đó phải chăng không nắm quân đội, với tính cách là công cụ bạo lực phục vụ mục đích của mình?
Rõ ràng, không có và không thể có bất kỳ một quân đội nào lại không gắn với một đảng chính trị cầm quyền, dù đảng ấy là đảng nào trong xã hội tư sản. Ở một số quốc gia, quân đội còn tuyên thệ trung thành với người đứng đầu nhà nước (đương nhiên cũng là người đứng đầu đảng chính trị cầm quyền). Điều II, khoản 2 Hiến pháp Mỹ ghi rõ: “Tổng thống là Tổng Tư lệnh các lực lượng Lục quân và Hải quân Hoa Kỳ và lực lượng dự bị ở một số bang”. Đồng thời, quy định rõ khi nhậm chức, Tổng thống phải tuyên thệ: tôi xin thề khi thực thi quyền hạn của Tổng thống sẽ tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của con người và công dân, tuân thủ và bảo vệ hiến pháp, bảo vệ chủ quyền, độc lập, an ninh và toàn vẹn của quốc gia, trung thành phục vụ nhân dân. Điều 3 Hiến pháp Cộng hòa Pháp ghi rõ: “Chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện chủ quyền của mình thông qua đại diện và thông qua con đường trưng cầu ý kiến nhân dân. Không một cá nhân hay nhóm người nào được giành quyền thực hiện chủ quyền quốc gia”. Như vậy, không có bất kỳ một cá nhân, tổ chức xã hội nào tự cho mình quyền thay đổi hiến pháp. Thế nhưng, thật đáng tiếc, lợi dụng chính sách tự do ngôn luận của Đảng, Nhà nước, ở Việt Nam lại không thiếu các tổ chức, cá nhân tự cho mình có quyền tối thượng: sửa đổi Hiến pháp.
Thực tiễn cho thấy, trong các cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội xảy ra gần đây ở Trung Đông, Bắc Phi, U-crai-na, xa hơn là cuộc khủng hoảng dẫn tới sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô trước đây, quân đội luôn là đối tượng để các lực lượng chính trị tranh thủ, lôi kéo, nhằm biến nó thành công cụ giành và giữ chính quyền. Ở nhiều quốc gia, khởi đầu của các cuộc đảo lộn xã hội là những cuộc binh biến. Nếu đi sâu nghiên cứu thì ở các quốc gia đó, trong hoặc đằng sau quân đội, lực lượng làm đảo chính vẫn là những tổ chức chính trị, những đảng chính trị đang hoạt động, cùng sự can thiệp của những lực lượng chính trị từ bên ngoài, nhằm định hướng cuộc binh biến theo các “giá trị” của họ.
Về phương diện lịch sử - xã hội, bất kỳ một tổ quốc nào, cũng được hình thành từ hai phương diện: tự nhiên - lịch sử và xã hội. Về phương diện tự nhiên - lịch sử, tổ quốc gắn liền với lãnh thổ cư trú của các cộng đồng người trong lịch sử, bao gồm: vùng đất, vùng trời, vùng biển, đảo, v.v. Về mặt xã hội, tổ quốc bao giờ cũng gắn với một thể chế chính trị nhất định, đại diện cho xu hướng phát triển của tổ quốc đó. Lịch sử Việt Nam và thế giới chứng minh rằng, không có và không thể có một tổ quốc chung chung, trừu tượng, mà bao giờ cũng gắn với một thể chế chính trị nhất định, cho dù đó là thể chế chính trị nào, phục vụ quyền, lợi ích của giai cấp nào. Quân đội nhân dân Việt Nam cũng như bất cứ một quân đội nào trên thế giới đều có chức năng bảo vệ Tổ quốc. Đây là một sự thật hiển nhiên, không bàn cãi. Nhưng nếu quan niệm bảo vệ tổ quốc chỉ là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia để rồi kết luận Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc (phương diện tự nhiên - lịch sử), chứ không có nhiệm vụ bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa là một sự sai lầm tai hại cả về phương diện học thuật lẫn phương diện chính trị, xã hội. Dẫu đó là vô tình hay cố ý thì cũng đã cổ súy cho những luận điệu sai trái, phản động nhằm chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và nhân dân ta.
Trên một phương diện cao hơn, bảo vệ tổ quốc bao giờ cũng gắn liền với bảo vệ thể chế chính trị của tổ quốc ấy, không có bảo vệ tổ quốc chung chung, phi lịch sử, phi giai cấp. Trung thành với tổ quốc, trung thành với hiến pháp cũng chính là trung thành với thể chế chính trị đó. Ở Thái Lan, khi các cuộc biểu tình, xung đột giữa phe “Áo vàng” (PAD) và “Áo đỏ” (UDD) từ năm 2006 - 2011 làm cho nước này lâm vào khủng hoảng chính trị, quân đội đã đứng về phía chính phủ, trấn áp những người biểu tình ủng hộ ông Thaksin, lập lại trật tự xã hội. Năm 2013, khi chính trường Thái Lan trở nên bất ổn, Tướng Prayuth Chan-ocha đã đứng ra làm cuộc “đảo chính” lật đổ Chính phủ của bà Yingluck Shinawatra, lập lại trật tự, kỷ cương xã hội. Thực tế đó cho thấy, quân đội không chỉ bảo vệ tổ quốc, mà còn bảo vệ cả thể chế chính trị đã tổ chức, nuôi dưỡng nó. Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục, rèn luyện; vậy tại sao chỉ cần trung thành với Tổ quốc mà không cần trung thành với Đảng - người đã sáng lập ra Quân đội đó? Quan điểm chỉ bảo vệ Tổ quốc chứ không bảo vệ Đảng - với tính cách là người đại diện cao nhất của thể chính trị đó là một sự bịa đặt trơ trẽn, một lập luận vô nguyên tắc, phi hiện thực.
Về thực tiễn, quân đội tư sản, bất chấp thành phần xã hội như thế nào, đều là công cụ để duy trì quyền lực chính trị và kinh tế của giai cấp tư sản, là công cụ đàn áp nhân dân lao động trong nước và nhân dân các nước khác. Bảo vệ thể chế chính trị tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa là biểu hiện rõ nhất, sâu sắc nhất về bản chất chính trị của quân đội tư sản với tính chất là công cụ bạo lực vũ trang của giai cấp tư sản và nhà nước tư bản. Để thực hiện mục đích ấy, giai cấp tư sản đã không tiếc tiền, của để giáo dục, huấn luyện binh lính theo hệ tư tưởng chính trị của giai cấp tư sản. Quân đội của nhà nước tư bản có một hệ thống đài phát thanh, truyền hình, một số lượng lớn sách báo được xuất bản nhằm ca tụng chủ nghĩa tư bản; bôi nhọ, xuyên tạc bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và chủ nghĩa xã hội hiện thực. Quân đội Mỹ duy trì cả một bộ máy tuyên truyền to lớn gọi là “cơ quan thông tin và giáo dục quân đội” để tiến hành công tác tư tưởng; trong các quân chủng đều có cơ quan thông tin. Ngoài việc lãnh đạo công tác tuyên truyền, cổ động, cơ quan này còn chuẩn bị và xuất bản những sách giáo khoa về tư tưởng, những tài liệu phát thanh, báo chí, phát hành những phim ảnh ca tụng chủ nghĩa tư bản. Quân đội Đức còn thành lập các nhà trường đào tạo những sĩ quan, hạ sĩ quan làm công tác tuyên truyền, giáo dục binh sĩ theo tư tưởng, chuẩn mực của nhà nước tư bản. Ngày 30-7-2018, Tổng thống Nga V. Pu-tin đã ký sắc lệnh thành lập Tổng cục Chính trị quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Nga với chức năng, nhiệm vụ là tham mưu cho Tổng thống và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xây dựng Quân đội Liên bang Nga về chính trị; chống lại các hành động phá hoại về tư tưởng, chính trị của các thế lực thù địch. Điều đó cho thấy quan điểm xây dựng quân đội về chính trị, tư tưởng, xây dựng mục tiêu, lý tưởng chiến đấu cho quân nhân được coi trọng trong xây dựng của mọi quân đội.
Luận điệu quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị, chỉ có nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc còn do sự nhận thức lệch lạc của một số người không hiểu tường tận về cấu trúc thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng của các nước tư bản. Trong các nước có chế độ đa đảng, các đảng phái luôn yêu cầu quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị nhằm bảo đảm cho lượng vũ trang không nghiêng hẳn về một đảng phái chính trị nào, khi các đảng phái đó chưa giành được quyền lực nhà nước. Khi đã giành được quyền lực nhà nước, thì đương nhiên các đảng phái đó lại nắm quyền lãnh đạo quân đội, yêu cầu quân đội phải trung thành với tổng thống, thủ tướng, hoặc có thực quyền chi phối đảng cầm quyền. Trung thành với nhà nước, tổng thống, chính phủ, về thực chất là trung thành với đảng cầm quyền; bảo vệ nhà nước, bảo vệ tổ quốc cũng chính là bảo vệ đảng, chế độ chính trị của quốc gia đó. Do vậy, dù hiến định hay không hiến định trong hiến pháp, không có nghĩa quân đội của các nước đó trung lập, đứng ngoài chính trị như một số người lầm tưởng.
Quân đội nhân dân Việt Nam có mục tiêu cùng toàn Đảng, toàn dân giành độc lập dân tộc, đưa dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ và lệ thuộc vào ngoại bang. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ, Quân đội ta là lực lượng nòng cốt đã đánh thắng hai đế quốc sừng sỏ, mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên cả nước độc lập, thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Thử hỏi, nếu không có Đảng Cộng sản Việt Nam, không có Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, giáo dục và rèn luyện thì tương lai dân tộc đi về đâu? Thiết nghĩ, đây là một câu hỏi rất dễ trả lời, một sự thật hiển nhiên. Thế nhưng, nhiều người vẫn cố tình không hiểu. Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhiều lần nhận được câu hỏi của các tướng lĩnh và giới nghiên cứu quân sự thế giới rằng, vì sao Quân đội nhân dân Việt Nam, từ không một tấc sắt trong tay, lại đánh thắng hai đế quốc to trong những cuộc chiến tranh không cân sức? Đại tướng đã khẳng định: Sẽ không tìm được câu trả lời cho câu hỏi này, nếu không nhìn vào chiều dày lịch sử dân tộc và đường lối cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghĩa là không thể hiểu được bản chất, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam và cả sự sẵn sàng hy sinh bản thân mình vì độc lập dân tộc, nếu không đặt trong mối quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam. V.I. Lê-nin đã từng nhắc nhở chúng ta rằng: giai cấp vô sản muốn là giai cấp thống trị và nếu nó thực sự thống trị, thì nó phải tỏ rõ điều đó bằng tổ chức quân sự của mình. Không có một quân đội trung lập, quân đội đứng ngoài chính trị, chỉ có nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, dù cho quân đội đó là của giai cấp nào, phục vụ cho thể chế chính trị nào, ở những thời điểm lịch sử nào. Quân đội bao giờ cũng là của một giai cấp, một nhà nước nhất định, nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của giai cấp, nhà nước đó.
Luận điệu quân đội chỉ bảo vệ tổ quốc không chỉ là một sự ngây thơ về chính trị, sự ngụy biện, phản khoa học, phi thực tiễn, mà còn là một sự tuyên truyền nguy hại về chính trị, nhằm phá vỡ nền tảng chính trị của Quân đội, làm cho Quân đội mất phương hướng, mục tiêu chiến đấu, không còn khả năng làm nòng cốt cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, giữ vững sự ổn định chính trị, tạo cớ cho sự can thiệp từ bên ngoài hòng lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì vậy, cần phải đấu tranh, bác bỏ.
TS. Đỗ Văn Ngoan - Ths. Nguyễn Viết Mẫn
Nguồn: Tạp chí Quốc phòng toàn dân điện tử
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa