Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

VAI TRÒ CỦA HỌC VIÊN Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ TRONG ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH, CƠ HỘI CHÍNH TRỊ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG HIỆN NAY



Hồng Quân

Học viên ở Học viện Chính trị có vai trò quan trọng trong đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng hiện nay. Vai trò đó được quy định bởi cương vị, chức trách sau khi ra trường mà họ đảm nhiệm và khả năng to lớn của họ trong quá trình học tập tại Học viện. Học viên ở Học viện Chính trị là đội ngũ cán bộ chính trị, giảng viên khoa học xã hội nhân văn, đội ngũ cán bộ nghiên cứu chính trị đã qua trải nghiệp thực tiễn về học tập với số lượng lớn. Đây là lực lượng đã trực tiếp tổ chức thực hiện hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, nghiên cứu khoa học, giảng dạy các môn khoa học xã hội nhân văn ở các đơn vị và nhà trường quân đội. Họ có vai trò quan trọng, là một bộ phận quan trọng tham gia vào mặt trận đấu tranh nóng bỏng tạo nên lực lượng, đội ngũ đấu tranh đông đảo, rộng khắp có hiệu quả còn là hạt nhân nòng cốt trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của lực lượng 47 ở các đơn vị sau này. Nhận thức đúng vai trò của học viên ở Học viện Chính trị trong đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng hiện nay là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn hiện nay.
Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận là tất yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp “Ai thắng ai” giữa hai con đường chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Trước sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đấu tranh đó hiện nay diễn ra ở một môi trường đặc thù là không gian mạng. Đấu tranh chố quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng có vị trí quan trọng trong đấu tranh tư tưởng, lý luận góp phần to lớn trong củng cố nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng trong sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay các thế lực phản động, thù địch tăng cường hoạt động, quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị phát triển và lây lan trên không gian mạng ảnh hưởng to lớn đến niềm tin vào Đảng, Nhà nước trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Do đó, nó càng trở nên gay go, quyết liệt và phức tạp hơn bao giờ hết  với những nội dung và phương thức mới, đòi hỏi phải có sự chung tay của toàn thể nhân dân, của đội ngũ cán bộ, đảng viên dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó đội ngũ học viên ở Học viện Chính trị.
Qua hơn 30 năm đổi mới, Đảng đã lãnh đạo đất nước vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giữ vững ổn định chính trị; phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tăng cường quốc phòng - an ninh; mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Tuy nhiên, “Trong khi đó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”[1], Hội nghị Trung ương 4, khóa XII cũng đã chỉ ra 27 biểu hiện, những hạn chế, khuyết điểm này là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ.
Những thành tựu và hạn chế trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có nguyên nhân từ “Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giảng dạy và học tập nghị quyết của Đảng chưa được coi trọng đúng mức, kém hiệu quả, nội dung và phương pháp giáo dục, truyền đạt chậm đổi mới”, “việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao”[2].
 Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng nói chung và vai trò của học viện ở Học viện Chính trị trong đấu tranh nói riêng, trong những năm qua, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện cùng các cơ quan, khoa chuyên ngành và Hệ quản lý học viên đã có nhiều chủ trương, biện pháp trong nâng cao nhận thức tăng cường bản lĩnh chính trị, củng cố trận địa tư tưởng, nhận diện đúng và tích cực đấu tranh có hiệu quả chống quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng. Do đó, đã góp phần quan trọng nâng cao năng lực đấu tranh chống quan điểm sai trái, cơ hội chính trị của đội ngũ học viên trong quá trình học tập tại Học viện và ra công tác sau này. Tuy nhiên, tỉ lệ học viên tham gia vào các hoạt động đấu tranh trên không gian mạng chưa nhiều, các biệt có những học viên còn nhận thức chưa đầy đủ, bị ảnh hưởng của quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị tác động. Trong tham gia các hoạt động trên không gian mạng còn sai sót trong các thao tác để các quan điểm sai trái cơ hội chính trị có điều kiện lan tỏa, phổ biến. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đấu tranh tư tưởng lý luận ở Học viện. Một trong những nguyên nhân của những hạn chế trên là do nhận thức, bản lĩnh và kỹ năng, kỹ xảo tham gia mạng xã hội của một số học viên còn hạn chế; công tác quản lý, bồi dưỡng chưa thực sự được phát huy có hiệu quả.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn khẳng định vai trò quan trọng của học viên, cần phải phát huy hơn nữa vai trò của họ trong đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng hiện nay. Để phát huy có hiệu quả cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau đây: Một là, Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng tham gia vào quá trình phát huy vai trò của học viên ở Học viện Chính trị trong đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng hiện nay; Hai là, Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học xã hội nhân văn và công nghệ thông tin cho học viên ở Học viện Chính trị hiện nay; Ba là, Xây dựng môi trường thuận lợi để phát huy vai trò của học viên ở Học viện Chính trị trong đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng hiện nay; Bốn là, Phát huy vai trò tự bồi dưỡng phẩm chất, năng lực đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng của học viên ở Học viện Chính trị hiện nay./.











[1]
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khóa XII, Hà Nội, 2016.

1 nhận xét:

  1. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.

    Trả lờiXóa