Kiên Trung
Những thắng lợi bước đầu nhưng
to lớn của cộng cuộc đổi mới đã đưa nước ta vượt qua nhiều thử thách
trong một thế giới biến động cực kỳ phức tạp, khó lường. Tuy nhiên, trong giai
đoạn cách mạng mới, nhất là trong thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ sự nghiệp
đổi mới, xây dựng đất nước vững mạnh về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phòng, an ninh và đối ngoại,… qua đó không những tạo ra thế và lực mới cho bước
phát triển tiếp theo của đất nước, đưa sự nghiệp cách mạng của Đảng và
nhân dân ta tiến lên theo đúng mục tiêu và lý tưởng đã lựa chọn, mà
còn tạo nền tảng, điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh phòng, chống chiến lược
“diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam.
Một khi kinh tế vững mạnh, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an
ninh vững mạnh, đối ngoại được mở rộng,… thì khi đó chiến lược diễn biến hòa
bình” của các thế lực thù địch sẽ khó có “đất diễn”. Nói cách khác, “diễn
biến hòa bình” là sự thật và đặc biệt nguy hiểm, nhưng các thế lực thù địch có
thể đạt được mục tiêu hay không, thì điều đó phụ thuộc vào chính chúng ta, vào “sự
khỏe mạnh”của đất nước, sự nỗ lực và quyết tâm của chúng ta. Như V.I.Lênin đã
khẳng định: “Không ai có thể tiêu diệt được chúng ta, ngoài những sai lầm của
bản thân chúng ta”[1].
Do vậy, để thực hiện mục tiêu
này, trước hết vẫn phải nhất quán phương châm đổi mới toàn diện, đồng
bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. Trong đó, bảo đảm tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế là nhiệm
vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển văn hóa - nền
tảng tinh thần của xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững
chắc Tổ quốc. Mặc dù đổi mới toàn diện song phải xác định trọng tâm, trọng
điểm và phải có các bước đi, hình thức, cách làm phù hợp, phải nắm lấy khâu
then chốt trong mỗi thời kỳ, phải nắm vững các mối quan hệ biện chứng chủ yếu
trong đời sống xã hội, đó là quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất, giữa kinh tế và chính trị, giữa kinh tế và quốc phòng - an ninh, trong đó
xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, giữa đổi mới kinh tế và
đổi mới chính trị có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Mặt khác, trong quá trình đổi mới, chúng ta cần tiếp tục kế thừa những
kinh nghiệm dựng nước và giữ nước của lịch sử dân tộc, những thành tựu của những
năm đổi mới vừa qua, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời kế
thừa, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hóa nhân loại, trong đó có
mặt tích cực của kinh tế thị trường, những giá trị
nhân văn về nhà nước pháp quyền.
Đổi mới đi vào chiều sâu sẽ tạo ra động
lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đem lại biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh
vực của đời sống, có ý nghĩa to lớn trong việc giải phóng và phát huy các tiềm
năng phát triển. Cùng với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Đảng và Nhà nước cần
tiếp tục dành nhiều quan tâm đến giải quyết công bằng xã hội và an sinh xã hội
(nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, phát triển giáo dục,
chăm lo sức khỏe nhân dân,...). Thông qua đó tạo ra sự ổn định chính trị - xã
hội, củng cố quốc phòng - an ninh, phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại. Đây
chính là nền tảng và điều kiện vật chất thuận lợi cho cuộc đấu tranh phòng, chống
chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với cách mạng Việt Nam .
Bài viết rất ý nghĩa
Trả lờiXóa