Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG KIÊM GIỮ CHỨC CHỦ TỊCH NƯỚC NÊN HAY KHÔNG?


Ngày 3/10 Hội nghị Trung ương 8, khóa XII đã thống nhất 100% giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV (khai mạc ngày 21/10). Trước đó sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vào sáng 21/9, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh được phân công giữ quyền Chủ tịch nước. Theo quy định hiện hành, bà Thịnh giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới. Sau nhiều nhiệm kỳ, đây là lần đầu tiên người đứng đầu Đảng được Ban chấp hành Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức danh Chủ tịch nước - người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Vì sự ra đi đột ngột của Chủ tịch nước Trần Đại Quang nên Trong thời buổi hiện nay, để tìm người có đủ tài, đủ đức và cái tầm để lãnh đạo đất nước trên các mặt đối nội, đối ngoại là rất khó, ảnh hưởng lớn tới vận mệnh của cả đất nước. Mà theo quy định trong Đảng, để được bầu làm Chủ tịch nước phải đảm bảo tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời cần có các phẩm chất, năng lực, như: Có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị và trong toàn Đảng. Chức danh Chủ tịch nước cũng yêu cầu tiêu chuẩn "có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp; là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước; quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công". Theo quy định, nhân sự đảm nhiệm chức danh Chủ tịch nước phải đảm bảo đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương, tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định).
Đối với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông là Ủy viên Trung ương các khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, X, XI, XII; tham gia Thường trực Bộ Chính trị (8/1999-4/2001); đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII, XIV. Từ tháng 1/2000 đến tháng 6/2006, ông là Bí thư Thành ủy Hà Nội và sau đó giữ chức Chủ tịch Quốc hội hai khóa XI, XII. Tháng 1/2011, ông được bầu làm Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương khóa XI, Bí thư Quân ủy Trung ương. Đến tháng 1/2016, tại Đại hội XII của Đảng, ông được bầu tái giữ chức Tổng bí thư. Là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, vừa là người có tầm ảnh hưởng lớn trong hệ thống chính trị, trong cuộc chiến chống tham nhũng…, tạo được sự tin tưởng tuyệt đối của Quốc hội và nhân dân cả nước; bên cạnh đó, việc tinh giảm bộ máy, sát nhập hai chức danh bí thư và chủ tịch nước để tạo sự thống nhất trong công tác điều hành quản lý đang là bài toán mà Đảng, nhà nước đang đề cập và đẩy mạnh, mô hình này đã được áp dụng tại một số địa phương và có hiệu ứng tích cực. Với một người hội đủ mọi yếu tố, lại trong thời điểm thích hợp, bên cạnh đó còn được Đảng và nhân dân tuyệt đối tin tưởng, thì việc ông Nguyễn Phú Trọng kiêm giữ chức Tổng Bí thư và Chủ tịch nước là điều có thể dự đoán trước và rất hợp lý trong tình hình hiện nay, và đây cũng là sự thử nghiệm cho bộ máy mới mà sự mạo hiểm được đặt ở mức thấp nhất, ít nhất thì ở vị trí tròn vai. Điều lo lắng duy nhất là sức khỏe của Ông Nguyễn Phú Trọng trong vai trò mới Lãnh đạo Đảng, đất nước càng ngày phát triển, tiến lên XHCN.
(Giàng Trung đoàn 47)!!!

1 nhận xét:

  1. Chúng ta phải nâng cao cảnh giác và đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch, phản động

    Trả lờiXóa