Gió biển
Thời gian qua, tình trạng tin giả, lừa đảo, xuyên tạc, bịa đặt qua mạng xã hội là một trong những vấn đề nhức nhối. Dư luận phản ứng rất mạnh mẽ trước những vấn đề thuộc giá trị đạo đức truyền thống hoặc các vấn đề nóng, vấn đề có tính thời sự cao trong đời sống xã hội. Lợi dụng yếu tố tâm lý này, nhiều người đã tạo ra các tin giả, tin lừa đảo, tin bóp méo, xuyên tạc sự thật với động cơ và mục đích cá nhân. Vì mục đích kinh tế mà một bộ phận bán hàng online cố tình tạo ra tin giả và lan truyền tin giả nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng vào trang mạng xã hội của mình.
Sự bùng phát của tin giả, tin xuyên tạc cũng
một phần do chính những người tiếp cận thông tin, những người tham gia mạng xã
hội. Do nhận thức hạn chế, thiếu kiến thức và kinh nghiệm cần thiết nên không
ít người không biết thông tin mình tiếp cận là đúng hay sai, có cơ sở khoa học
hay không, tác động, ảnh hưởng đến người khác, đến xã hội như thế nào nên đã
đăng tải, chia sẻ, bình luận một cách tùy tiện, vô trách nhiệm...
Để đối phó với nạn tin giả, tin xấu độc trên
không gian mạng, trước hết cần tuyên truyền, giáo dục để mọi người thấy rõ tính
nguy hại của vấn đề; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân, nhất
là người tham gia mạng xã hội cần tỉnh táo trong tiếp cận thông tin để tránh bị
lợi dụng tiếp tay cho kẻ xấu, đồng thời tích cực đấu tranh với vấn nạn tin giả.
Tin giả lan truyền nhanh nhất ở bộ phận độc giả thiếu hiểu biết, nhẹ dạ, cả
tin… Do vậy, mỗi người cần đề cao trách nhiệm tự thân, nâng cao trách nhiệm đối
với các nội dung được đăng tải, chia sẻ. Hãy giữ cho mình tác phong thận trọng
và luôn mang tâm thế của người hiểu biết, tỉnh táo. Chỉ có như vậy mới tạo ra
cho mình một bộ lọc chuẩn trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay.
bài viết rất hữu ích
Trả lờiXóa