HT
Thừa nhận sự tồn tại của tôn
giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng Nhà
nước Việt Nam cũng khẳng định những điểm tương đồng giữa lý tưởng của
tôn giáo và chủ nghĩa xã hội. Điều đó, được thể hiện trong Nghị quyết 25:
"Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm
tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với mục tiêu chung". Đây là
luận điểm mới, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, là sự vận dụng sáng tạo
tư tưởng Hồ Chí Minh về việc khai thác, phát huy những giá trị tốt đẹp trong
văn hóa, đạo đức của các tôn giáo với mục tiêu xây dựng xã hội mới ở Việt Nam.
Tuy nhiên, có sự khác biệt về
góc độ thế giới quan. Thế giới quan của tôn giáo nói chung và bao trùm là duy
tâm, bởi vì tất cả các tôn giáo đều xây dựng niềm tin, lý tưởng và khát vọng về
một cuộc sống hạnh phúc “ảo”, xa lạ, đối lập với thế giới trần tục mà họ đang
sống. Thế giới quan của lý tưởng chủ nghĩa xã hội là thế giới quan của chủ nghĩa duy vật vô
thần đã tồn tại lâu dài trong lịch sử tư tưởng nhân loại và gắn liền hữu cơ với
chủ nghĩa duy vật triết học. Trước đây, phê phán tôn giáo từ lập trường trí tuệ
và khoa học là một truyền thống của các nhà tư tưởng duy vật và vô thần. Tôn
giáo được bác bỏ như một ý thức sai lầm và xuyên tạc, như là toàn bộ những ảo
tưởng làm cho bức tranh chân thực của thế giới trở thành đen tối. Cho nên, sự
phê phán mạnh mẽ của các nhà duy vật và vô thần trước Mác đối với tôn giáo là
một cống hiến to lớn cho sự phát triển chủ nghĩa duy vật và vô thần. Do vậy, sự
phê phán tôn giáo đã dẫn tới sự đối lập một cách tuyệt đối và trừu tượng giữa ý
thức sai lầm và chân lý, giữa ý thức tôn giáo và ý thức khoa học. Nguồn gốc của
tôn giáo chỉ được giải thích như là sự ngu dốt của con người, như là sự lừa
dối. Từ đó đặt ra việc, giáo dục, phát triển tri thức khoa học được xem như là
những phương tiện chủ yếu để khắc phục tôn giáo. Đây là, những sự hạn chế lịch
sử của những quan điểm phiến diện khi nghiên cứu, nhìn nhận về tôn giáo.
Quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác thì xuất phát từ chỗ
cho rằng, tôn giáo là một hiện tượng xã hội, có nguồn gốc của nó trong những điều
kiện vật chất của tồn tại xã hội, cụ thể là ở những mối quan hệ hạn chế của con
người với tự nhiên và ở con người với nhau đã sinh ra tôn giáo, những nguyên
nhân xã hội đã làm cho nó có một vị trí trong đời sống con người. Đó là, sự bất
lực của con người trước những lực lượng của tự nhiên và xã hội có ảnh hưởng
tiêu cực đến đời sống và số phận của họ, làm nảy sinh nhu cầu khắc phục những
mâu thuẫn của hiện thực ở trong ý thức, trong sự tưởng tượng hư ảo, nhu cầu đền
bù sự hạn chế của các mối quan hệ đó ở thế giới bên kia. Nhu cầu tôn giáo ở mức
độ ít nhiều khác nhau, tồn tại một cách khách quan trong tất cả các hình thái
xã hội. Từ những quan niệm trên, chủ nghĩa Mác tiếp cận phê phán tôn giáo về thực
chất là phê phán cái xã hội, nhà nước đã làm nảy sinh nhu cầu tôn giáo. Điều
này, C.Mác đã chỉ ra rằng: “Căn cứ của sự phê phán chống tôn giáo là: con người
sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người” và theo đó phê
phán tôn giáo phải bóc trần sự tự
tha hóa trong những hình tượng không thần thánh của nó, nghĩa là bóc trần
hiện thực đã làm nảy sinh nhu cầu tôn giáo.
Như vậy, phê phán thượng giới biến thành phê phán cõi trần, phê phán tôn
giáo biến thành phê phán pháp quyền, phê phán thần học biến thành phê phán chính trị.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Tín đồ Phật
giáo tin ở Phật; tín đồ Giatô tin ở đức Chúa Trời; cũng như chúng ta tin ở đạo
Khổng. Đó là những vị chí tôn nên chúng ta tin tưởng”[1].
Người chỉ ra rằng “Tôn giáo là duy tâm, cộng sản là duy vật”, “chủ nghĩa duy
linh và chủ nghĩa duy vật khác nhau, rõ ràng là thế”, nhưng không vì vậy mà bài
xích, nghi kỵ nhau; ngược lại, phải tôn trọng đức tin của mỗi người. Chủ tịch Hồ
Chí Minh chỉ rõ ranh giới rạch ròi giữa một bên là đồng bào tôn giáo chân chính
yêu nước với bên kia là những kẻ “giáo gian” vì cam tâm làm tay sai cho giặc, hại
nước, phản Chúa. Trên cơ sở phân biệt rõ giữa tín đồ chân chính và những kẻ
giáo gian như vậy, Người chủ trương: “bảo vệ tự do tín ngưỡng, nhưng kiên quyết
trừng trị những kẻ đội lốt tôn giáo đã phản Chúa, phản nước”[2].Người
khẳng định: “Chẳng những không tiêu
diệt tôn giáo mà còn bảo hộ tôn giáo. Đảng cộng sản chỉ tiêu diệt tội ác người
bóc lột người”.
Một vấn đề thực tiễn đặt ra là khi được hỏi người Công giáo
có thể vào Đảng Lao động Việt Nam không? Người trả lời: "Người
tôn giáo nào cũng vào được, miễn là trung thành hăng hái làm nhiệm vụ, giữ đúng
kỉ luật của Đảng. Nước ta kinh tế lạc hậu, kĩ thuật kém, tôn giáo là duy tâm, cộng
sản là duy vật nhưng trong điều kiện hiện tại, người theo đạo vẫn vào Đảng được"(21). Như vậy, Hồ Chí Minh chấp
nhận sự khác biệt giữa tôn giáo và cộng sản nhưng Người không bao giờ cho rằng
sự khác biệt đó nhất thiết dẫn tới sự biệt lập.
Những quan điểm trên là cơ sở để đấu tranh phê
phán, bác bỏ những thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch về
chủ nghĩa cộng sản vô thần chống tôn giáo./.
Thừa nhận sự tồn tại của tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng Nhà nước Việt Nam cũng khẳng định những điểm tương đồng giữa lý tưởng của tôn giáo và chủ nghĩa xã hội.
Trả lờiXóaNhững quan điểm trong bài viết là cơ sở để đấu tranh phê phán, bác bỏ những thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch về chủ nghĩa cộng sản vô thần chống tôn giáo.
Trả lờiXóaChủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ ranh giới rạch ròi giữa một bên là đồng bào tôn giáo chân chính yêu nước, với bên kia là những kẻ “giáo gian” vì cam tâm làm tay sai cho giặc, hại nước, phản Chúa.
Trả lờiXóa