Cách đây đã 47 năm, trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, cả Việt Nam và thế giới đã chứng kiến một trong những tội ác man rợ nhất của đế quốc Mỹ: chiến dịch Linebacker II ném bom huỷ diệt các thành phố miền Bắc, tập trung vào Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên...
Song, một kỳ tích thời đại Hồ Chí Minh đã tiếp tục được viết lên: Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không"! - cụm từ mà báo chí Pháp ca ngợi chiến thắng của Việt Nam, chiến thắng của ý chí và khát vọng độc lập, thống nhất đất nước trước sức mạnh tối tân của vũ khí bạo tàn!
Ngày 18 tháng 12 năm 1972, quân đội Hoa Kỳ tiến hành chiến dịch Linebacker II (còn được giới dân sự Mỹ gọi là "Dội bom lễ Giáng sinh" - đủ cho thấy mức độ vô nhân đạo của chính quyền Mỹ).
Ý định của Hoa Kỳ là sử dụng lực lượng không quân chiến lược với B-52 làm nòng cốt ném bom rải thảm để hủy diệt thủ đô của Việt Nam và đưa chiến sự lan ra cả Hải Phòng, Thái Nguyên và các mục tiêu khác ở Bắc Việt. Tổng thống Nixon của Mỹ tràn đầy tự tin vào sức mạnh không quân vô địch của Mỹ, đã nói: "Chúng ta sẽ đánh bom cho họ về thời kỳ đồ đá"!!! Ông ta còn cao giọng lạc quan, đại ý: "Các bạn phi công chỉ cần bay đủ độ cao, hỏa lực địch bắn không tới, các bạn chỉ cần bay thật cao và ấn nút là đủ, đó là tất cả những gì các bạn cần làm, bay cao - bấm nút - rồi về nhà ăn Noel, đây sẽ là một chiến dịch dễ nhất trong binh nghiệp của các bạn"...
Đây là một cuộc đụng đầu lịch sử giữa một bên là dân tộc Việt Nam ngàn năm văn hiến, một thủ đô Thăng Long - Hà Nội bất khuất, ngạo nghễ, một bên là sức mạnh áp đảo của lực lượng không quân tinh nhuệ nhất hành tinh và với những máy bay chiến lược hiện đại, tối tân nhất thế giới thời bấy giờ.
Trong 12 ngày đêm, lực lượng không quân thiện chiến của Mỹ đã ném xuống hơn 36.000 tấn bom. Không quân Mỹ đã được lệnh dội bom vào các khu vực dân sự; nhà cửa, bệnh viện, nhà máy, trường học, nhà thờ, chùa chiền v.v. để khủng bố tinh thần Việt Nam. Những đợt tấn công này đã gây thương vong cho hàng chục ngàn dân lành, phá hủy hoàn toàn hàng ngàn nhà dân và hàng trăm trường học, bệnh viện, rạp hát, chùa miếu, nhà thờ, đền thờ, di tích lịch sử....
100% số nhà máy điện bị đánh phá, 1.500/1.600 công trình thủy lợi và gần 100 km đê xung yếu bị hư hại; Hầu hết cầu cống quan trọng và toàn bộ 6 tuyến đường sắt đều bị đánh hỏng; 3/6 thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên) và 23/30 thị xã, 96/116 thị trấn, 3.987/5.788 xã, 350 bệnh viện, gần 1.500 bệnh xá, 1.300 trường học bị tàn phá nặng nề; trong đó có 12 thị xã, hơn 300 xã, 10 bệnh viện, 11 ga xe lửa đầu mối bị hủy diệt hoàn toàn.
Trận bom rải thảm phố Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội đêm 26 tháng 12 năm 1972 đã làm chết 278 người, trong đó có 91 phụ nữ, 40 cụ già, 55 trẻ em; làm cho 178 cháu mồ côi trong đó có 66 cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ; 290 người bị thương, 2.000 ngôi nhà, trường học, đền chùa, rạp hát, trạm xá bị sập, trong đó có 534 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn. Ngôi nhà số 51 phố Khâm Thiên chỉ còn là một hố bom, 7 người sống trong ngôi nhà này không còn ai sống sót.
Mảnh đất này trở thành một đài tưởng niệm với một tấm bia mang dòng chữ "Khâm Thiên khắc sâu căm thù giặc Mỹ" và một bức tượng bằng đồng tạc hình một người mẹ bế trên tay đứa con đã chết vì bom Mỹ, tượng được lấy nguyên mẫu từ chính chủ nhân của ngôi nhà bị hủy diệt này. Kể từ sau trận bom ấy, hàng năm, đến những ngày kỷ niệm trận bom, người dân trên phố, và nhiều nơi khác tới đây thắp hương tưởng niệm những người đã chết vì bom Mỹ...
Về phía ta, nhờ theo dõi sát diễn biến tình hình, đã sớm nắm bắt âm mưu và hành động phiêu lưu quân sự mới của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc, đặc biệt là đối với thủ đô Hà Nội. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiên đoán ngay từ cuối năm 1967: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước tình huống, càng sớm càng tốt, để có thời gian suy nghĩ chuẩn bị. Nhớ là trước khi thua ở Triều Tiên, đế quốc Mỹ đã hủy diệt Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”.
Trong 12 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, sáng tạo, quân và dân ta đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không quy mô lớn chưa từng có của đế quốc Mỹ: bắn rơi 81 máy bay Mỹ gồm: 34 chiếc B.52, 5 chiếc F111, 21 chiềc 4CE, 4 chiếc A6A, 12 chiếc A7, 1 chiếc F105D, 2 chiếc RA5C, 1 chiếc trực thăng HH53, 1 chiếc trinh sát không người lái 147SC, hàng trăm phi công bị tiêu diệt và bắt sống (bắt sống 43 phi công, trong đó có 33 phi công B52).
Hãng thông tấn Mỹ AP đã phải bình luận một cách đầy lo lắng: "Cứ theo tốc độ bị bắn rơi như thế này thì chỉ sau ba tháng, B-52 sẽ tuyệt chủng".
Ngay cả chuyên gia quân sự Nga cũng phải thốt lên "Tôi đã nghiên cứu kỹ chiến lược chiến tranh của nhiều nước và thấy rằng, trên thế giới ít có cuộc chiến nào mà bên phòng vệ thắng bên tấn công, nhất là khi có sự chênh lệch quá lớn về tiềm lực quân sự, vũ khí trang bị như giữa quân đội Việt Nam và quân đội Hoa Kỳ, đặc biệt là “siêu pháo đài bay B-52”, mà người Mỹ khoe là không thể bị bắn hạ! Vậy mà Việt Nam đã đánh thắng rất giòn giã. Đó thực sự là cuộc chiến tranh của trí tuệ với trí tuệ, thông minh “chọi” thông minh, chứ không phải là cuộc chiến tranh thông thường!" (Theo thiết kế ban đầu, tên lửa SAM và máy bay MIC do Liên Xô viện trợ cho ta cũng không thể hạ được B52).
Đây là lần đầu tiên “Siêu pháo đài bay B.52” thất trận và không quân Mỹ bị thiệt hại nặng nề nhất. Buộc Tổng thống Mỹ Ních-xơn phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra, từ 7 giờ sáng ngày 30/12/1972 và chấp nhận họp lại Hội nghị Pari về Việt Nam.
(Sau trận này, khí thế của quân dân Việt Nam ở cả hai miền Nam-Bắc dâng lên rất cao. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới đánh bại được "thần tượng B-52". Từ đó đến nay, với khoa học kỹ thuật công nghệ quân sự thế giới tiên tiến hơn, cũng vẫn chỉ có duy nhất 01 máy bay B-52 bị bắn hạ trong chiến tranh Vùng Vịnh 1991).
(Sau trận này, khí thế của quân dân Việt Nam ở cả hai miền Nam-Bắc dâng lên rất cao. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới đánh bại được "thần tượng B-52". Từ đó đến nay, với khoa học kỹ thuật công nghệ quân sự thế giới tiên tiến hơn, cũng vẫn chỉ có duy nhất 01 máy bay B-52 bị bắn hạ trong chiến tranh Vùng Vịnh 1991).
Đây là “Chiến thắng vang dội của quân và dân ta trên bầu trời Hà Nội, chiến thắng được mệnh danh là “Điện Biên Phủ trên không” sẽ mãi mãi sáng ngời trong sử sách, chính là chiến thắng của tinh thần thông minh và trí tuệ đặc biệt của dân tộc Việt Nam ... con người đã thắng vũ khí; trí nhân đã thắng tàn bạo; chính nghĩa đã thắng phi nghĩa” - (Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tháng 5/2001).
Lời dự đoán 5 năm về trước của Bác Hồ "nó chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội" đã thành hiện thực, “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12-1972 là đòn đánh quyết định cuối cùng buộc chính quyền Mỹ phải chấp nhận nối lại đàm phán và nhanh chóng ký Hiệp định Pa-ri, kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam (27-1-1973)!
Cách đây đã 48 năm, trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, cả Việt Nam và thế giới đã chứng kiến một trong những tội ác man rợ nhất của đế quốc Mỹ: chiến dịch Linebacker II ném bom huỷ diệt các thành phố miền Bắc, tập trung vào Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên... Đây là tội ác tày trời của Đế quốc Mỹ.
Trả lờiXóaChiến thắng Điện Biên Phủ trên không; đó là cụm từ mà báo chí Pháp ca ngợi chiến thắng của Việt Nam, chiến thắng của ý chí và khát vọng độc lập, thống nhất đất nước trước sức mạnh tối tân của vũ khí bạo tàn.
Trả lờiXóaĐiện Biên Phủ trên không là một cuộc đụng đầu lịch sử giữa một bên là dân tộc Việt Nam ngàn năm văn hiến, một thủ đô Thăng Long-Hà Nội bất khuất, ngạo nghễ, một bên là sức mạnh áp đảo của lực lượng không quân tinh nhuệ nhất hành tinh và với những máy bay chiến lược hiện đại, tối tân nhất thế giới thời bấy giờ.
Trả lờiXóa