Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

NHỮNG KINH NGHIỆM ĐẤU TRANH BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG



Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, sự nghiệp đấu tranh của Đảng và dân tộc phải chống lại kẻ thù xâm lược hung bạo để giành độc lập, tự do, đồng thời lại phải chống lại sự phá hoại về tư tưởng, lý luận của các thế lực thù địch bằng “diễn biến hòa bình” hòng đưa cách mạng đi chệch hướng dẫn tới thất bại. Quá trình chống kẻ địch trên mặt trận tư tưởng, lý luận tuy khó khăn, phức tạp, nhưng cũng cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu để tiếp tục đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, thù địch trong giai đoạn mới.
Một là, trong bất kể hoàn cảnh và tình thế nào cũng kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh-nền tảng tư tưởng quyết định bản chất cách mạng, khoa học của Đảng. Trung thành nhưng phải gắn liền với đổi mới tư duy, vận dụng và phát triển sáng tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Không ngừng nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để nhận thức rõ những giá trị bền vững phổ biến về tư tưởng, lý luận đồng thời nhận thức rõ những quy luật riêng của cách mạng Việt Nam. Không thể làm sáng tỏ những vấn đề tư tưởng, lý luận nếu không quyết tâm khắc phục chủ nghĩa giáo điều, bệnh chủ quan duy ý chí, quan niệm giản đơn, hời hợt về những quy luật khách quan của lịch sử và quá trình cách mạng. Đổi mới và sáng tạo trong nhận thức tư tưởng, lý luận, trong tư duy là sự bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn.
Hai là, chú trọng công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức và trình độ lý luận, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bảo đảm sự thống nhất ý chí và hành động, sự đoàn kết vững chắc trong Đảng. Đảng coi trọng giáo dục tư tưởng, lý luận trong Đảng đồng thời cán bộ, đảng viên ra sức học tập lý luận, rèn luyện, nâng cao lập trường tư tưởng, nắm vững Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng. Đó là yêu cầu cần thiết nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, khả năng “tự bảo vệ” của mỗi cán bộ, đảng viên trước những tác động và ảnh hưởng xấu từ bên ngoài.
Ba là, luôn luôn tỉnh táo phòng ngừa, chủ động và kiên quyết đấu tranh phê phán mọi nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái và thù địch. Điều quan trọng nhất là không bao giờ được nhân nhượng, thỏa hiệp về tư tưởng, lý luận; càng không được rút lui, hạ vũ khí trên mặt trận tư tưởng. Những người theo chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cơ hội, chống CNXH luôn luôn tìm mọi cách phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, coi học thuyết đó đã lỗi thời, phủ nhận con đường XHCN nhất là khi mô hình CNXH tan rã ở các nước Đông Âu và Liên Xô. Với những thế lực này cần đấu tranh, phê phán dựa trên những luận cứ khoa học đúng đắn, nhất là những giá trị, thành tựu trong quá trình hiện thực hóa học thuyết lý luận.
Bốn là, hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, quản lý tốt và nâng cao vai trò của báo chí, truyền thông, thực hiện tốt liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức  được củng cố tạo hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh tư tưởng chống các thế lực thù địch, phản động.
 Các thế lực thù địch lợi dụng những vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, internet, các mạng xã hội…để vu cáo, xuyên tạc, đả kích sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nói xấu chế độ. Chúng ta phải làm tốt chính sách tôn giáo và chính sách dân tộc góp phần quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quản lý và định hưởng sử dụng internet, các loại hình báo viết, báo hình, báo nói, báo điện tử.
Những kinh nghiệm đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, không chỉ chống các thế lực thù địch về tư tưởng, ý thức hệ mà còn góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.    P.C


3 nhận xét:

  1. Sự nghiệp đấu tranh của Đảng và dân tộc vừa phải chống lại kẻ thù xâm lược hung bạo để giành độc lập, tự do; đồng thời lại phải chống lại sự phá hoại về tư tưởng, lý luận của các thế lực thù địch bằng “diễn biến hòa bình” hòng đưa cách mạng đi chệch hướng dẫn tới thất bại.

    Trả lờiXóa
  2. Quá trình chống kẻ địch trên mặt trận tư tưởng, lý luận tuy khó khăn, phức tạp; nhưng cũng cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu để tiếp tục đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, thù địch trong giai đoạn mới.

    Trả lờiXóa
  3. Những kinh nghiệm trong đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, không chỉ chống các thế lực thù địch về tư tưởng, ý thức hệ mà còn góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

    Trả lờiXóa