Thứ Sáu, 12 tháng 3, 2021

MYANMAR VÀ BÀI HỌC XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VỀ CHÍNH TRỊ

 

Thiện Trí

Một trong những thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta đó là “Phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”. Thực chất của luận điệu này là tách quân đội, công an ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Để củng cố cho luận điệu này chúng cho rằng lực lượng vũ trang chỉ bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân. Mục tiêu cuối cùng của chúng là tách quân đội, công an ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng nhằm lật đổ chế độ, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với đất nước.

Cả lý luận và thực tiễn chứng minh một cách đanh thép rằng, không có một quân đội, một lực lượng vũ trang nào tách khỏi chính trị, không có một quân đội nào trung lập đứng ngoài chính trị. Sự kiện ở Myanmar vừa qua là một minh chứng rõ ràng nhất. Ngày 01/2/2021, Tổng thống Myanmar Win Myint, Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và một loạt nhân vật cấp cao khác của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền bị Quân đội bắt. Quân đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp ngay trong sáng đó và tuyên bố quyền lực được giao lại cho Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing. Quân đội Myanmar cũng tuyên bố sẽ kiểm soát chính quyền trong vòng 1 năm. Sự việc diễn ra cần phải xem xét từ những mâu thuẫn kéo dài giữa quân đội với chính phủ dân sự cầm quyền ở quốc gia này, kể từ sau cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11/2020, với kết quả NLD giành thắng lợi áp đảo với gần 400 ghế trong Quốc hội (hơn 60%), quân đội có 25% số ghế đương nhiên. Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) được quân đội ủng hộ, chỉ giành được 30 ghế. USDP không công nhận kết quả, cáo buộc có gian lận trong cuộc bầu cử với hơn 10 triệu phiếu bầu và yêu cầu Ủy ban Bầu cử phải điều tra và giải quyết. Ngày 26/1, quân đội Myanmar ra tối hậu thư cho Ủy ban Bầu cử, tuyên bố sẽ hành động nếu ủy ban này không giải quyết cáo buộc gian lận về danh sách cử tri. Và cuối cùng điều gì đến đã xảy ra.

Một minh chứng nữa dễ nhìn nhận thấy ở Thái Lan những thời gian qua, quân đội đã nhiều lần làm đảo chính và thiết lập chính quyền quân sự lâm thời.

Có thể nói những minh chứng trên là một sự khẳng định đanh thép về quân đội phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền, không có quân đội đứng ngoài giai cấp, đứng ngoài chính trị. Một Đảng cầm quyền mà không nắm chắc, nắm chặt quân đội thì Đảng đó không giữ được sự lãnh đạo của mình đối với đất nước, không hoàn thành được mục tiêu lý tưởng của mình. Luận điệu “phi chính trị hóa quân đội” đích thị là luận điệu phản động. Mỗi chúng ta cần phải nêu cảnh giác, giữ vững bản lĩnh chính trị, tuyệt đối không bao giờ được sa vào bẫy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch, phản động. Phải luôn giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang nhân dân. Chăm lo xây dựng tổ chức đảng các cấp trong lực lượng vũ trang thật sự trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao./.

1 nhận xét: