Thứ Sáu, 12 tháng 3, 2021

CẦN CÓ CÁI NHÌN KHÁCH QUAN ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH Ở MYANMAR

 

Thiện Trí

Ngày 01/2/2021, ở Myanmar diễn ra sự việc đảo chính. Quân đội bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng các quan chức cấp cao trong chính quyền dân sự. Tuyên bố về lý do đảo chính giới quân nhân giải thích rằng, xảy ra gian lận trong cuộc bầu cử và cuộc bầu cử vẫn diễn ra trong đại dịch Covid-19 mà đảng NLD của bà Suu Kyi giành chiến thắng hồi tháng 11. Sau khi đảo chính, các đường dây liên lạc và internet ở Myanmar đã bị cắt đứt, quân đội tiếp quản kênh truyền hình quốc gia và quyền điều hành đất nước giao cho một thống tướng của quân đội Myanmar.

Tình hình ở Myanmar hiện đang rơi vào tình trạng hỗn loạn với với hàng trăm nghìn người đã biểu tình yêu cầu trả tự do cho bà Suu Kyi, đồng thời tôn trọng kết quả cuộc bầu cử. Làn sóng biểu tình, và những đụng độ dẫn đến nhiều vụ thương vong. Liên Hợp Quốc cho biết cảnh sát và quân đội Myanmar đã khiến hơn 60 người thiệt mạng kể từ khi phong trào biểu tình phản đối đảo chính nổ ra. Dư luận thế giới hiện nay rất quan tâm đến vấn đề này và có nhiều cách nhìn, bày tỏ thái độ, hành động khác nhau. Vậy đâu là nguyên nhân của sự đa chiều trong đánh giá. Phải chăng là lợi ích? Song lợi ích của ai? Trong nước hay ngoài nước? Quốc gia nào sẽ được lợi? v..v.. Và đương nhiên không một chủ thể, lực lượng nào công khai tuyên bố trách nhiệm, mưu đồ của mình đối với tình hình của Myanmar. Do đó, cũng sẽ ngụy tạo, đánh lạc hướng dư luận, dẫn dắt dư luận theo ý đồ của mình. Thậm chí sẽ sử dụng chiêu bài lấy mượn danh nhân dân để thực hiện. Mặt khác, lợi dụng sự kiện Myanmar một số đối tượng chống đối, cơ hội chính trị suy diễn, áp đặt nhằm chống phá cách mạng nước ta.

Cho nên cần có cái nhìn khách quan trong đánh giá tình hình ở Myanmar, tuyệt đối không chỉ dựa vào những sự kiện thông qua một số phương tiện truyền thông trên thế giới, một số tài khoản mạng xã hội “tỏ ra” am hiểu tình hình Myanmar để từ đó bị dẫn dắt dư luận. Để có nhìn khách quan cần nhận toàn diện sự việc xuyên suốt lịch sử và các quan hệ đối nội, đối ngoại, các mối quan hệ giai cấp, dân tộc, tôn giáo trong nội bộ đất nước. Với Myanmar các quan hệ chằng chịt, phức tạp không dễ nhận thấy. Những người tham gia mạng xã hội cần nắm bắt thông tin từ nguồn chính thống của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt là phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh yêu cầu phải chấm dứt ngay bạo lực, ổn định tình hình, bảo đảm an toàn cho dân thường, kêu gọi kiềm chế tối đa và tiến hành đối thoại để hướng tới giải pháp thỏa đáng, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Myanmar và ý chí, nguyện vọng của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình dân chủ diễn ra suôn sẻ. Chúng ta cũng cần nhìn nhận rõ vai trò to lớn của Việt Nam cùng với các nỗ lực của ASEAN trong thúc đẩy đối thoại, tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này, thêm rằng ASEAN sẵn sàng giúp đỡ Myanmar một cách thiện chí, phù hợp với các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương ASEAN./.

 

1 nhận xét: