Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

SỰ CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ

 

Kiên Định

Công tác chuẩn bị mọi mặt cho Đại hội XIII của Đảng đang diễn ra một cách nhanh chóng thì các thế lực thù địch tiếp tục tung ra nhiều luận điểm xuyên tạc rất phản động. Chúng khen công cuộc đổi mới của Việt Nam là đúng đắn, chúng khen thành tựu công cuộc đổi mới thành công. Tuy nhiên, từ đó các thế lực thù địch lại đưa ra suy luận cho rằng: “sự phát triển quá nóng vội, một mặt cải thiện được đời sống người dân, mặt khác đã đẩy đất nước vào con đường của tư bản hoang dã. Một số người giàu có lên rất nhanh trong khi rất nhiều thứ quý giá như môi trường, đạo đức, văn hóa giáo dục v.v … bị hủy hoại hoặc xuống cấp. Rồi sự thao túng của Trung Cộng ngày càng trầm trọng. Đó đang là những bệnh nặng của đất nước”.

Đây chính là những giọng điệu rất xa lạ với thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam qua hơn 30 năm đổi mới vừa qua. Chúng ta từ một nước gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, phát triển kinh tế trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn vất vả. Đến ngày nay, kinh tế, xã hội của Việt Nam đang phát triển vượt bậc. Trong suốt hơn 30 năm qua, nền kinh tế tăng trưởng trung bình gần 7%/năm, nhờ đó thu nhập bình quân đầu người tăng gần gấp 5 lần. Theo ông, sự tăng trưởng của Việt Nam cũng có tính bao trùm, với tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống dưới 7% so với mức hơn 60% vào cuối những năm 1980. Ông đánh giá Việt Nam là nước xuất khẩu đang phát triển mạnh... Truyền thông quốc tế gần đây đặc biệt ghi nhận những bước phát triển đột phá của Việt Nam. Bloomberg nhận định: Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, từ một quốc gia chỉ xuất khẩu dầu thô, cà phê và giày dép trở thành một trung tâm sản xuất thu hút những tập đoàn lớn toàn cầu.

Trong bài báo đăng trên chuyên trang phân tích của Viện Brookings Institution (Mỹ), tác giả đã gọi đất nước hình chữ S bằng cụm từ “điều kỳ diệu Việt Nam” sau khi nêu bật những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu đang đình trệ. Tác giả đánh giá “kinh nghiệm của Việt Nam hữu ích không chỉ đối với các nước đang phát triển mà còn đối với các nước phát triển”. Theo tác giả, những yếu tố quan trọng để Việt Nam đạt được những thành tựu này, bên cạnh những điều kiện khách quan như nguồn nhân công trẻ, sự ổn định chính trị… phải kể đến những quyết sách hợp lý về hội nhập kinh tế toàn cầu, tự do hóa trong nước và đầu tư vào nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng.

Đó chính là những minh chứng cho sức mạnh của con người, dân tộc Việt Nam, một dân tộc anh hùng trong chiến tranh giải phóng, bảo vệ Tổ quốc. Giờ đây, trên mặt trận phát triển kinh tế, xã hội nhân dân Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào về những thành tựu đã đạt được. Việt Nam luôn đề cao phát triển kinh tế cũng như phát triển các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, thành quả ổn định chính trị, xã hội để phát triển kinh tế là những căn cứ thực tiễn đúng đắn nhất cho tất cả những điều đó. Chính vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể vạch mặt các luận điểm của các thế lực thù địch, khi tung ra những luận điểm kiểu như trên. Đó thật sự là những luận điểm không có căn cứ, phản động, và sặc mùi chống phá cách mạng Việt Nam.

 

 

1 nhận xét:

  1. Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.

    Trả lờiXóa