Thứ Hai, 6 tháng 5, 2019

KHÊU GỢI HẬN THÙ SẼ TÔ VẼ THÊM QUAN ĐIỂM SAI LẦM



HT
Hằng năm, cứ đến dịp kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc 30 tháng 4, các thế lực thù địch, chống cộng trong chế độ Việt Nam cộng hòa mang nặng hận thù lại tiếp tục tô vẽ lại những quan điểm sai lầm trong lịch sử bằng những hoạt động mang tính ảo tưởng với những khẩu hiệu, ngôn từ như: “mùa quốc hận - tháng tư đen”. Nhiều trang mạng viết xuyên tạc lịch sử, bóp méo sự thật về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, gây chia rẽ, khêu gợi thù hằn dân tộc. Một số người coi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước thực chất chỉ là nội chiến, là chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh ý thức hệ nên không có gì đáng tự hào. Một số ít người tự cho mình là cấp tiến, tùy tiện phán xét quá khứ, cho rằng kỷ niệm ngày chiến thắng không phải là một việc “tử tế”. Gần đây, Cù Huy Hà Vũ phát ngôn rằng, hòa hợp dân tộc không dừng ở hòa hợp giữa hai bên “thắng cuộc” và “thua cuộc” mà còn là hòa hợp giữa những nhà dân chủ với chính quyền hiện nay. Chỉ khi nào “chế độ cộng sản sụp đổ, người Việt mới có hòa hợp, hòa giải”. Một thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân tên là Lý Thái Hùng, tự xưng mình là "tổng bí thư" đã hô hào biến ngày tưởng niệm “quốc hận” 30/4/1975 trở thành ngày “tinh thần quốc kháng” để chống lại chế độ cộng sản. Trong nhóm “Văn đoàn độc lập” đã hùa theo cách nhìn phiến diện về lịch sử với tinh thần yểu điệu, bằng con đường lẩn tránh hiện thực, giả vờ “ngô nghê” kém hiểu biết về quy luật của chiến tranh và đã cố tình che giấu bản chất của kẻ nhụt ý chí: “Có nhất thiết phải qua chiến tranh mới giành được độc lập không? Giá chúng ta tìm một con đường khác ít xương máu hơn cho nền độc lập của đất nước thì quý biết nhường nào?”. “Nếu không cần chống Mỹ, miền Nam có giàu như Hàn Quốc không?".
Lịch sử đã qua đi, như một điều hiển nhiên, những sự kiện lịch sử đã xảy ra, không một ai có thể kéo ngược thời gian theo quy luật vận hành của vũ trụ lại để để thay đổi sự kiện lịch sử đã diễn ra. Tuy nhiên, để thấu nhìn lại lịch sử trước hết, phải tôn trọng sự thật của lịch sử đã diễn ra, đồng thời cần phải có cái nhìn toàn diện, khách quan, phân tích cụ thể mỗi hoàn cảnh cụ thể của những sự kiện lịch sử để khẳng định tính chính nghĩa hay phi nghĩa của chiến tranh. Thực tế, chính những người trong cuộc là Mỹ và chính quyền Sài Gòn cũng đều đã thừa nhận tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam. Một bằng chứng sống: Nguyễn Cao Kỳ, cựu Thủ tướng, nguyên Phó Tổng thống Việt Nam cộng hoà, phát biểu trên truyền hình Việt Nam VTV1 nhân dịp 30 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam (30/4/2005) nhận xét: “Thống nhất xứ sở là nhiệm vụ lịch sử của mỗi một người con Việt Nam, nhưng chúng tôi đã không làm được. Những người anh em phía bên kia đã làm được, phải chấp nhận đó là lịch sử và đất nước đã được thống nhất rồi. Vậy mà còn quay ra nói phục quốc? Nước Việt Nam có mất cho Tây... đâu mà phục quốc?”.
Thiết nghĩ, một bộ phận người Việt ở hải ngoại đừng khơi gợi hận thù để lặp lại những sai lầm trong lịch sử, hãy ngẩng cao đầu nhìn về quê nhà xem những sự đổi thay của đất nước đang trên con đường phát triển. Đối với người Việt Nam yêu nước hãy cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, không vì những mặt trái hiện có trong xã hội mà thất vọng, chán nản, để rồi dễ bị lợi dụng, bị kích động, tự mình phá hoại sự ổn định của đất nước mình, sự bình yên, hạnh phúc của bản thân mình./.

2 nhận xét:

  1. Các thế lực thù địch, phản động luôn triệt để lợi dụng các vấn đề chính trị, xã hội nhạy cảm, phức tạp, thu hút sự quan tâm để tuyên truyền, kích động chống Đảng, Nhà nước. Vì vậy chúng ta phải đề cao cảnh giác.

    Trả lờiXóa
  2. Chúng ta phải tích cực và thẳng thắn vạch trần bộ mặt thật nhơ bẩn của bọn phản động thông qua các bình luận chính xác ở các tài khoản của bọn chúng.

    Trả lờiXóa