Thứ Hai, 20 tháng 5, 2019

FOMOSA - KẾ SINH NHAI CHO NHỮNG KẺ PHẢN ĐỘNG & CÂU CHUYỆN TỪ BAO GIỜ NHIỀU NGƯỜI DÂN VIỆT CÓ TINH THẦN YÊU MÔI TRƯỜNG?


Câu chuyện Fomosa Hà Tĩnh không phải là một vấn đề mới nổi, song cho đến nay, các thế lực phản động trong và ngoài nước tiếp tục "bấu víu" để kích động quần chúng nhân dân nhằm mục đích gây bất đồng dư luận, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân và mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Chính quyền...
Việc Fomosa hoạt động gây ra sự cố ô nhiễm môi trường vào hồi năm 2016 đã gây ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân các tỉnh miền trung, tác động xấu tới tốc độ phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời lợi dụng vấn đề của sự cố các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước liên tiếp phát tán các thông tin sai trái nhằm kích động gây ra các cuộc bạo loạn không đáng có ở Bình Dương và Hà Tĩnh... Trước tình hình đó với sự vào cuộc gắt gao của Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành và chính quyền địa phương, kết quả buộc phía công ty Fomosa công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam, cam kết bồi thường 500.000.000 USD (Năm trăm triệu đô la - tương đương trên 11.500 tỷ VNĐ), ngoài ra phải khắc phục hậu quả đã gây ra trước đó...
Câu chuyện đáng đề cập ở đây, đó là vấn đề từ bao giờ nhiều người Việt biết cách bảo vệ môi trường đến vậy, bởi lẽ trong tất cả các cuộc biểu tình rất nhiều người dân treo khẩu hiệu "Tôi yêu môi trường"... Khoan hãy nói tới yếu tổ thù địch kích động lòng dân ở trong này, và thử nhìn lại thực tế từ trước đến nay người dân nước ta đã thực sự có ý thức trong bảo vệ môi trường? Câu trả lời nằm ở tình trạng xả rác bừa bãi, ý thức kém của dân Việt, những việc làm nhỏ như bỏ rác và nơi quy định vẫn chưa thực hiện được, thì liệu chăng việc biểu tình nhằm bảo vệ môi trường có phải là giả tạo?
Mở rộng vấn đề, Fomosa hiện không chỉ có riêng ở Việt Nam, mà còn ở rất nhiều nước khác trên thế giới, đặc biệt tại Bang Texas - Mỹ, vậy Fomosa có thực sự không gây ô nhiễm cho nước Mỹ?
”Tập đoàn nhựa Formosa (gọi tắt là Formosa) bắt đầu hoạt động tại bang Texas, Mỹ từ năm 1980, rồi lần lượt mở rộng cơ sở vào các năm 1994, 1998 và 2010. Theo ghi nhận của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, Formosa có 13 nhà máy sản xuất khác nhau trong vùng chiếm diện tích gần 650 hecta tại miền Nam Texas.
- Năm 1991, Mỹ buộc Formosa phải tiến hành những biện pháp khắc phục môi trường vì đã xả chất 1,2-dichloroethane (EDC) ra một nhà máy sản xuất nước thải cũ trong khu vực. EDC đã ngấm vào đất và mạch nước ngầm ở vùng sản xuất PVC tại đây.Bao gồm khoản tiền phạt kỷ lục khi đó là 3,7 triệu USD.
Đến năm 1992, Formosa tiếp tục bị phạt 330.000 USD vì xả ra không khí loại khí hydro chloride ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Cũng trong năm này, Cơ quan bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động (OSHA, thuộc Bộ Lao động Mỹ) khi thanh tra nhà máy của Formosa đã kết luận điều kiện làm việc không đáp ứng tiêu chuẩn, lượng khí vinyl chloride không được giám sát, các chất lỏng dễ cháy không được bảo quản hợp lý…
Tháng 7/1997, người ta phát hiện 2 công nhân bị chết ngạt trên một xà lan chở chất EDC tại bến cảng bốc hàng của Formosa. Tháng 12/1998, một vụ nổ ở cơ sở lưu trữ EDC khiến 26 công nhân bị thương, lượng nước đổ ra vịnh gần đó được phát hiện nhiễm EDC đến 400 ppm.
Đến tháng 4/2005, Ủy ban giám sát chất lượng môi trường Texas tiếp tục xử phạt Formosa 150.000 USD vì gây ô nhiễm không khí, bao gồm việc xả khí độc hại vinyl chloride vào môi trường.
Năm 2009, Bộ Tư pháp Mỹ và Cơ quan Bảo vệ Môi trường cùng công bố khoản tiền phạt 10 triệu USD đối với các nhà máy Formosa ở bang Texas và Louisiana vì hàng loạt các vi phạm khi xả chất thải độc hại ra không khí và nguồn nước.
Thông cáo của Bộ Tư pháp cho biết, Formosa buộc phải khắc phục các tình trạng gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn không khí, nước và hoạt động xả chất thải độc hại tại các nhà máy ở Point Comfort và Baton Rouge; buộc phải lắp đặt hệ thống giám sát rò rỉ hiệu quả hơn, đồng thời giảm lượng xả VOC ra môi trường hàng năm.
Tháng 1/2013, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ tiếp tục phạt Fomorsa ở Texas vì không lắp đặt hơn 8.000 thiết bị phát hiện rò rỉ cũng như phương tiện sửa chữa. Đây chỉ là một trong 15 điều vi phạm luật môi trường mà Formosa bị phạt, với tổng số tiền phạt là 1,5 triệu USD.
Mặc dù với bộ hồ sơ vi phạm thường xuyên của mình, nhưng Chính phủ Mỹ không có một động thái nào trong việc đuổi Fomosa ra khỏi quốc gia của họ? Câu hỏi là tại sao Chính phủ Mỹ không tổng cổ Fomosa thì admin vẫn chưa thể tìm ra lời giải đáp.
Theo thống kế năm 2018, Fomosa Hà Tĩnh đã đóng góp vào ngân sách cho tỉnh Hà Tĩnh với 7.388 tỉ đồng, xấp xỉ 3 triệu tấn thép trong năm 2018, đóng góp vào chỉ số tăng trưởng công nghiệp lên đến 108%....
(còn nữa)

2 nhận xét:

  1. Các thế lực thù địch và phần tử phản động luôn triệt để lợi dụng các vấn đề chính trị, xã hội nhạy cảm, phức tạp, thu hút sự quan tâm để tuyên truyền, kích động chống Đảng, Nhà nước. Vì vậy chúng ta phải đề cao cảnh giác.

    Trả lờiXóa
  2. Hiện nay có rất nhiều kẻ phản động vì những đồng tiền dơ bẩn đã xuyên tạc và chống phá đất nước; chúng ta phải vạch trần và đấu tranh loại bỏ thủ đoạn của chúng

    Trả lờiXóa