Hồng Hạc
Tư tưởng bảo thủ được xem là một rào cản lớn, một “sợi dây” trói buộc sự vận động, phát triển của xã hội. Trước yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng, việc nhận diện những biểu hiện cụ thể, nguyên nhân và hậu quả của tư tưởng bảo thủ, trên cơ sở đó xác định và tiến hành các chủ trương, biện pháp đấu tranh hiệu quả, góp phần đưa đất nước phát triển là việc rất quan trọng.
Thông thường, bảo thủ
được hiểu là duy trì, bảo vệ cái cũ, cái đã lỗi thời, cũng có thể hiểu là không
chịu tiếp thu cái mới, cái tiến bộ, chống lại những tư duy mới, hành động mới… Trên
thực tế những biểu hiện của tư tưởng bảo thủ được thể hiện, bộc lộ dưới rất
nhiều dạng, nhiều khía cạnh và không phải ai cũng dễ nhận ra, do đó việc nhận diện
đúng tư tưởng bảo thủ để đấu tranh khắc phục là việc làm cần thiết.
Thực tế cho thấy, tác
hại mà tư tưởng bảo thủ gây ra với mỗi tập thể và xã hội là rất rõ ràng. Tác
hại của tư tưởng bảo thủ sẽ càng lớn khi nó được áp đặt vào người khác, áp đặt
vào tập thể. Do đó sẽ rất nguy hại nếu người mang tư tưởng bảo thủ giữ chức vụ
cao, nhất là những người giữ vai trò chủ trì, chủ chốt ở từng cơ quan, đơn vị.
Nhận thức rõ những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng bảo thủ, trong suốt quá
trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đặc biệt
đến việc đấu tranh ngăn chặn tư tưởng bảo thủ. Người ví bảo thủ như sợ dây trói
buộc, ngăn cản sự tiến bộ của con người, ngăn cản sự phát triển của tập thể. Người
viết: “Tư tưởng bảo thủ là như những sợi dây cột chân cột tay người ta, phải
vất nó đi. Muốn tiến bộ thì phải có tinh thần mạnh dạn, dám nghĩ dám làm”.
Nguyên nhân của căn
bệnh bảo thủ, ngoài những yếu tố khách quan tác động như tàn dư của chế độ
phong kiến, thực dân; ảnh hưởng của cơ chế quan liêu bao cấp một thời… Tuy
nhiên nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này là do nhận thức của một bộ
phận cán bộ, đảng viên còn hạn chế. Do chưa nhận thức rõ vấn đề và
những đòi hỏi từ thực tế nên chậm đổi mới trong cả tư duy và hành
động; giáo dục và đào tạo không bắt kịp với xu thế phát triển của
thời đại… Từ thực trạng tình hình, Đảng ta đã nhận rõ đổi mới tư duy là
quy luật tất yếu của cách mạng, của công cuộc đổi mới. Trong Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta khẳng định rằng: “Trong bốì cảnh mới đầy khó khăn, thách thức, phải
đổi mới tư duy phát triển, thay đổi cách làm việc, cách sống, đẩy mạnh cải cách
thể chế, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thực hiện
quyết liệt chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số, kích cầu đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng quy mô lớn, thúc đẩy tiêu dùng nội địa, giải quyết
việc làm”.
Chính sự quyết tâm đấu tranh với tư tưởng bảo
thủ, đổi mới mạnh mẽ, toàn diện đất nước mà chúng ta có được những bước tiến
dài như ngày hôm nay. Có thể khẳng định, hơn ba mươi năm đổi mới là một giai
đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nước ta, đánh dấu sự
trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Để đấu
tranh khắc phục tư tưởng bảo phải có quyết tâm cao, kiên trì tiến hành đồng
bộ, thường xuyên, liên tục, bằng nhiều giải pháp, trong đó, trọng tâm là công
tác tuyên truyền, giáo dục.
Thực tế đã chứng minh
tuyên truyền, giáo dục là một trong những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, đẩy
lùi căn bệnh bảo thủ. Để làm được điều đó, trước hết chúng ta phải tăng
cường tuyên truyền, giáo dục; nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của cán
bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ chủ trì các cơ quan, đơn vị. Cùng với
đó, chúng ta phải bảo vệ nhân tố mới, cổ vũ tư tưởng đổi mới, tinh thần
dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; tính linh hoạt, sáng tạo cả trong tư
duy và hành động./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét