Văn Sơn
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội liên tục xuất hiện một số đăng tải, chia sẻ, bình luận nội dung mang tính phiến diện, thiếu chính xác, chưa được kiểm chứng hoặc thông tin về những vụ việc đang trong quá trình điều tra, chưa có kết luận chính thức… dẫn đến tâm lý hoang mang, phản ứng trái chiều trong dư luận xã hội, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch và các đối tượng phản động, cực đoan chính trị tuyên truyền xuyên tạc, chống phá gây mất ổn định chính trị xã hội.
Đặc
biệt, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị tăng cường sử dụng
không gian mạng để chống phá trực diện khuếch trương thanh thế, cổ súy “giá
trị” văn hóa phương Tây, hạ thấp uy tín của Đảng. Chúng lập những tài khoản,
website giả mạo các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, những người có uy tín,
nhân vật nổi tiếng… để tung tin gieo rắc hoài nghi trong xã hội, nhất là trước
những vấn đề nhạy cảm, kích động, lôi kéo người dân tụ tập trái phép, biểu
tình, phá rối an ninh trật tự và có các hành vi phạm pháp.
Để phòng ngừa, ngăn
chặn có hiệu quả những tác động từ thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, mỗi chúng
ta cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tinh thần cảnh giác; kiên quyết đấu
tranh, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, đấu tranh chống tham nhũng,
lãng phí, quan liêu và các biểu hiện suy thoái, đồng thời ra sức giữ gìn, phát
huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của Đảng, dân tộc và Quân đội. Cần chú
trọng nâng cao ý thức tự giác, kỷ luật trong khi tiếp xúc thông tin; nắm vững
và chấp hành tốt các quy định về quyền thông tin, phạm vi thông tin của công
dân theo quy định của Hiến pháp, Luật Tiếp cận thông tin và Luật An ninh mạng.
Khi tham gia mạng xã hội, nghiêm túc thực hiện điều lệ và quy định kỷ luật của
Ðảng, của tổ chức mà mình là thành viên, đồng thời thể hiện là công dân gương
mẫu; tỉnh táo, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi phát ngôn, chia sẻ nhận định, đánh
giá về vấn đề, sự kiện, hiện tượng nào đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét