Gió biển
Trong thời gian qua, các thế lực thù địch đưa ra rất nhiều luận điệu xuyên tạc của chiến lược “Diễn biến hòa bình” nhằm chống Đảng, Nhà nước ta như: “Muốn Việt Nam thực sự dân chủ và phát triển cần thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, “không có dân chủ trong chế độ một Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền”... Đó là những luận điệu phản khoa học nhằm “tấn công trực diện”, thường xuyên vào vai trò lãnh đạo của Đảng. Mục đích của các thế lực thù địch là thông qua hoạt động phá hoại tư tưởng để tác động, nhằm thay đổi nhận thức, niềm tin của các tầng lớp nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên vào vai trò lãnh đạo của Đảng, vào tính tất yếu về sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng, từ đó lôi kéo các tầng lớp nhân dân vào con đường chống lại Đảng, hình thành nên các tổ chức, lực lượng chính trị đối lập tại Việt Nam, tiến tới thiết lập cơ chế đa nguyên, đa đảng.
Có thể thấy rằng, đây là một luận điệu hết sức
nguy hiểm, bởi nó cố tình đánh đồng giữa vấn đề đa nguyên, đa đảng với dân chủ
và phát triển. Với những người có nhận thức chính trị không vững vàng có thể dễ
dàng bị đánh lừa bởi luận điệu này, từ đó cổ súy cho việc thiết lập cơ chế đa
nguyên, đa đảng tại Việt Nam. Việc nhận diện đầy đủ và đấu tranh phản bác,
thuyết phục, vạch rõ những điểm giả dối, phản cách mạng, phản khoa học trong
luận điệu “đa nguyên, đa đảng đồng nghĩa với dân chủ, phát triển” là vô cùng
quan trọng trong cuộc đấu tranh tư tưởng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện
nay.
Thực
hiện đa nguyên, đa đảng không đồng nghĩa với việc sẽ có dân chủ, với việc sẽ
đưa đất nước phát triển. Thực tiễn, nhiều nước đã chứng minh rằng, có những
nước đa đảng nhưng vẫn thuộc loại nghèo nhất trên thế giới. Tuy nhiên, cũng có
những nước chỉ một đảng lãnh đạo nhưng vẫn là nước rất phát triển với đời sống
nhân dân sung túc. Điều đó có nghĩa là đa nguyên, đa đảng không phải là cứu
cánh cho sự phát triển. Vấn đề quan trọng nằm ở chỗ không phải là đa đảng hay
một đảng lãnh đạo mà quan trọng nhất đó là tính chính danh, là đường lối lãnh
đạo đúng đắn của đảng cầm quyền. mức độ dân chủ hay không dân chủ của chế độ
chính trị một quốc gia không phụ thuộc vào số lượng các đảng chính trị, không
phụ thuộc vào việc có áp dụng hay không áp dụng chế độ đa nguyên chính trị, đa
đảng đối lập, mà nó phụ thuộc vào bản chất của chính đảng cầm quyền: Đảng cầm
quyền đó đại diện cho quyền và lợi ích của ai và phục vụ, bảo vệ quyền và lợi
ích cho số đông hay số ít trong xã hội. Cho nên, ở quốc gia nhất nguyên, một đảng,
nhưng nếu đảng cầm quyền đó đại diện cho quyền và lợi ích của đa số người dân,
phục vụ và bảo vệ cho số đông thì quốc gia đó vẫn dân chủ hơn các quốc gia dù
đa nguyên, đa đảng mà ở đó các đảng không đại diện và bảo vệ quyền lợi cho đông
đảo người dân trong xã hội.
Ở Việt Nam, trong suốt hơn 90 năm qua
không có lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản
lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi
khó khăn, thử thách đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này
đến thắng lợi khác. Ở mỗi thời kỳ lịch sử, với đường lối lãnh đạo sáng suốt,
Đảng Cộng sản Việt Nam đang đưa đất nước ngày càng phát triển, người dân cả
nước đều được hưởng thành quả của sự nghiệp đổi mới, dân chủ vẫn đang được mở
rộng và nhân quyền của người dân luôn được đảm bảo. Việc Việt Nam trở thành
thành viên chính thức của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc là một trong những
minh chứng điển hình cho vấn đề Việt Nam có dân chủ và nhân quyền.
Hay
Trả lờiXóaCác thế lực thù địch luôn cổ súy cho đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, với động cơ chính trị đen tối, đó là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì vậy chúng ta phải cảnh giác
Trả lờiXóa