Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2021

VẠCH TRẦN THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG TÔN GIÁO ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

Hồng Hạc

        Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo. Mặc dù đức tin, giáo lý của đồng bào theo các tôn giáo khác nhau nhưng đều chung một mạch nguồn văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán: “Tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân theo quy định của pháp luật”; đồng thời, trong thực tiễn, Đảng và Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện để các tôn giáo hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, chấp hành tốt pháp luật, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo vệ đất nước.

Tuy nhiên, các thế lực thù địch luôn lợi dụng quyền tự do, tín ngưỡng để tổ chức hàng loạt cuộc “hội luận”, “họp báo” nhằm xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Nhân đó, một sốphần tử cơ hội chính trị đã “hà hơi”, “tiếp sức”, cung cấp những thông tin sai lệch cho một số hãng thông tấn và cơ quan truyền thông quốc tế đểhọ liên tiếp đưa ra những phân tích, đánh giá tiêu cực và xuyên tạc về bức tranh tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam;từ đó, cổ súy, kích động nhân dân, nhất là giáo dân đấu tranh đòi tự do, dân chủ.

Tiếp tay cho những hành vi này, các thế lực thù địch, phản động đã dựng lên nhiều tổ chức như: tổ chức phản động “Việt Tân”, “đảng Đại Việt” ở nước ngoài câu kết với một số Linh mục có tư tưởng phản động ở một số địa phương; Mạng lưới blogger Việt Nam, Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền (FIDH)…Mục tiêu nhất quán và xuyên suốt của các thế lực thù địch, phản động là sử dụng “ngòi nổ” tôn giáo làm nguyên cớ để xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng với toàn xã hội, chuyển hóa, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, kích động chủ nghĩa ly khai, tách các tôn giáo khỏi khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trước sự chống phá của các thế lực thù địch, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta khẳng định: “Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn giáo và khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.Để thực hiện có hiện quả quan điểm của Đảng, cần phải thực hiện có hiệu quả một số giải pháp cơ bản sau đây:

        Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của nhân dân đối với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, trong đó có nội dung Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Các cấp ủy, tổ chức đảng phải thực sự là hạt nhân lãnh đạo, chỉ đạo, đồng thời phải nhận thức đúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng và Nhà nước ta, từ đó nâng cao tinh thần cảnh giác của nhân dân và tổ chức đấu tranh chống lại những thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để kích động tư tưởng “bài Kinh”, ly khai, tạo dựng lực lượng phá hoại cách mạng của các thế lực thù địch, phản động.

        Hai là, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, trong đó có vùng đồng bào dân tộc có đạo; thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống cho đồng bào các tôn giáo theo đúng tinh thần Đại hội XIII: “Tập trung hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo; có những chính sách đặc thù giải quyết khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số”.

         Ba là, chủ động nhận diện và đấu tranh trên mặt trận chính trị, tư tưởng, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng của các thế lực thù địch; kịp thời giải quyết tốt các “điểm nóng” liên quan đến vấn đề tôn giáo.

        Bốn là, củng cố và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, chính quyền cơ sở, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt là người vùng tôn giáo.

         Năm là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với công tác tôn giáo; tích cực nghiên cứu, đề xuất, bổ sung và ban hành kịp thời các luật và văn bản qui phạm pháp luật để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức điều hành, hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hoạt động đúng theo hiến chương, điều lệ của giáo hội và tuân thủ các qui định của pháp luật.

Tóm lại, chúng ta cần thường xuyên chủ động, nắm chắc tình hình hoạt động của các tôn giáo, tiếp tục tạo điều kiện cho các chức sắc, tín đồ tiến hành các hoạt động tôn giáo bình thường trong khuôn khổ pháp luật để từ đó các thế lực thù địch không có cơ hội lợi dụng tôn giáo để chống phá./.

1 nhận xét:

  1. Chúng ta phải nâng cao cảnh giác và đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch, phản động

    Trả lờiXóa