Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

VẠCH TRẦN THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN NHẰM HẠ THẤP UY TÍN CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

 

Cương Trực

Là nét đẹp của văn hóa dân tộc, mỗi khi đất nước gặp khó khăn từ dịch bệnh, thiên tai thì truyền thống “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” của người Việt Nam lại được phát huy thông qua những phong trào, hoạt động từ thiện. Song gần đây, lợi dụng danh nghĩa từ thiện, một số cá nhân đã có hành vi không đúng mực, biến việc làm ý nghĩa và tốt đẹp này thành phương thức phục vụ mục đích cá nhân, đánh bóng hình ảnh, thậm chí để hạ thấp uy tín của chính quyền địa phương. Đây là hoạt động cần vạch trần và phản bác.

Trong thời gian qua, do ảnh hưởng của Covid – 19 và tình hình mưa lũ ở các tỉnh miền Trung, đời sống nhân dân ở một số địa phương gặp khá nhiều khó khăn. Bên cạnh các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội của Chính phủ, sự nhập cuộc của các nhà hảo tâm trên cả nước đã mang đến nhiều hiệu quả tích cực. Trong đó có thể kể đến các hoạt động quyên góp phòng, chống dịch Covid-19, các hoạt động thiện nguyện chế tạo, sản xuất, trao tặng thiết bị y tế cho các bệnh viện tuyến đầu, trao tặng thiết bị lọc nước, dụng cụ trữ nước ngọt cho bà con vùng hạn mặn hay việc tổ chức cây “ATM gạo”, “siêu thị 0 đồng”, phong trào ủng hộ lương thực, thực phẩm…, thậm chí các nhà từ thiện còn trực tiếp xông pha vào trung tâm vùng lũ để  kịp thời cứu trợ những gia đình, địa phương lâm vào hoàn cảnh khó khăn, mất mát về người và của. Trong lúc hoạn nạn vì dịch bệnh, thiên tai, người Việt Nam đã sát cánh bên nhau, khẳng định tinh thần đoàn kết, đùm bọc, tương thân tương ái, được người dân và các tổ chức quốc tế ghi nhận, khâm phục, làm rung động bao trái tim thiện nguyện cùng vào cuộc hỗ trợ đồng bào vùng lũ.

Tuy nhiên, bên cạnh rất nhiều nghĩa cử cao đẹp, đã và đang xuất hiện không ít hình ảnh, hành vi phản cảm, tiêu cực nhân danh hoạt động quyên góp, từ thiện, tạo ra tâm lý ngờ vực, bất an với các nhà hảo tâm và những người có ý định tham gia hoạt động thiện nguyện. Thủ đoạn quen thuộc thường được sử dụng là giả mạo website, tổng đài, thư điện tử với nội dung quyên góp từ thiện nhằm chiếm đoạt tài sản, ăn cắp thông tin... từ những người nhẹ dạ. Bên cạnh đó, một số đối tượng lại núp bóng mạng xã hội giả danh các tổ chức “từ thiện thật” để xuyên tạc, hạ thấp uy tín của chính quyền địa phương nói riêng, hệ thống chính trị nói chung. Các tài khoản Facebook liên tục chia sẻ hình ảnh, clip các đoàn thiện nguyện không vào được vùng lũ do bị lực lượng chức năng chặn đường và bị xuyên tạc thành hiện tượng vòi vĩnh, gây khó khăn. Bản chất thật sự là do việc bảo đảm an toàn cho các đoàn thiện nguyện trong vùng lũ rất phức tạp, các hoạt động từ thiện cơ bản mang tính chất tự phát, không nắm rõ tình hình và nhu cầu của nhân dân bị thiên tai nên không phù hợp,… Các hình ảnh đó tạo ra tâm lý ngờ vực, hoang mang cho các nhà từ thiện, đồng thời hạ thấp niềm tin của người dân cả nước vào tính minh bạch của chính quyền trong sử dụng các nguồn lực từ thiện.

Một sự thật ai cũng nên biết, hoạt động từ thiện của các nhà hảo tâm là rất đáng quý nhưng sẽ không thể kéo dài mãi mãi. Hoạt động hỗ trợ thường xuyên, liên tục đối với nhân dân vùng lũ chỉ có thể đến từ chính quyền và các cơ quan chức năng của hệ thống chính trị. Họ suy cho cùng chính là những người trực tiếp bám nắm và giải quyết tất cả các sự cố thiên tai, giúp đỡ và khắc phục mọi vấn đề khó khăn của nhân dân vùng lũ. Chúng ta cần nhận thức một cách đúng đắn bản chất sự việc, tránh vì một vài hiện tượng bị bóp méo, xuyên tạc mà có cái nhìn sai lệch về hoạt động từ thiện cũng như nghi ngờ hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch chống phá,

 

1 nhận xét:

  1. Mọi người dân phải tích cực đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động

    Trả lờiXóa