Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA CHO CÁCH MẠNG VIỆT NAM HIỆN NAY

 

 Hồng Thủy

Thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề yêu cầu lý luận phải giải quyết. Lợi dụng những khó khăn, thách thức của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới, các thế lực phản động trong và ngoài nước đang tung ra nhiều luận điểm xuyên tạc đường lối cách mạng của Đảng và Nhà nước ta. Trước những vấn đề có tính sống còn của đất nước, của chế độ, chúng ta cần phải đấu tranh chống những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch và nó được biểu hiện cụ thể như sau:

Một là, sự chống phá của các thế lực thù địch về mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các thế lực đế quốc cho là “thời cơ” đã đến để xóa bỏ các nước XHCN khác còn lại. Do đó, họ đòi “lựa chọn lại” con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn. Các thế lực thù địch cho rằng không thể làm trái quy luật bỏ qua chế độ TBCN mà là phát triển CNTB dưới sự lãnh đạo của Đảng. Giải quyết các vấn đề xã hội ở chừng mực nào đó, theo CNXH dân chủ. Chúng rêu rao rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn con đường sai, không thể có CNXH. Họ tô hồng cho CNTB, rằng “CNTB đã thay đổi bản chất”, “CNTB có thể hội tụ với CNXH trong thời đại văn minh trí tuệ”.

Hai là, sự tấn công vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch và cơ hội ráo riết tiến hành chuẩn bị để dàn dựng kịch bản ấy ở Việt Nam. Một chiến dịch truyền bá các quan điểm thù địch, sai trái được tiến hành có bài bản, công phu, phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài nước. Trong đó, lực lượng bên ngoài làm chỗ dựa cả về vật chất và tinh thần. Huy động nhiều phương tiện, tận dụng mọi cơ hội – đặc biệt nhân cơ hội góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 hiện nay, - với nhiều hình thức, biện pháp, nhiều mũi tiến công. Song chung quy lại, tất cả đều nhằm vào mục tiêu quan trọng nhất, quyết định nhất là gạt bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và xã hội Việt Nam.

Trước hết, họ cố chứng minh rằng “sự lãnh đạo duy nhất của một đảng là không dân chủ” là “độc tài”. Lôgíc của họ là lấy hiện tượng làm bản chất, cường điệu một số hiện tượng đơn lẻ có thực và có nguyên nhân cụ thể, biến nó thành phổ biến, tất yếu không tránh khỏi của cả hệ thống. Từ tệ quan liêu, tham nhũng, khiếu kiện kéo dài,… mà Đảng, Nhà nước và toàn dân đang ra sức đẩy lùi, họ suy thành “Đảng tham nhũng”, “Nhà nước tham nhũng”, “Nhà nước quan liêu”… Bất cứ một chủ trương, chính sách nào của Đảng ta nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, như chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN… dưới con mắt các phần từ cơ hội, thù địch đều có “vấn đề” cả, đều sai lầm, đầy mâu thuẫn và bế tắc. Do đó, cần phải thực hiện đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập.

Những vấn đề về biên giới với các nước láng giềng và vấn đề biển Đông cũng đang được các thế lực thù địch tận dụng mọi cơ hội để bôi nhọ, xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng và khả năng quản lý của Nhà nước Việt Nam.

Ba là, tấn công vào phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Các thế lực thù địch cho rằng, việc Đảng đưa ra định hướng XHCN là thừa, vô nghĩa. Chỉ cần đặt vấn đề xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh là đủ. Việt Nam tiến lên CNXH bỏ qua TBCN là điều kỳ quặc, trái quy luật. Họ cho rằng: đã kinh tế thị trường thì không có CNXH. Và “định hướng XHCN” là giáo điều, sách vở, xuất phát từ “định đề giai cấp” chứ không xuất phát từ thực tiễn Việt Nam. Do đó, phải bỏ “định hướng XHCN” mới phù hợp với thực tế đất nước và xu thế thời đại.

Bốn là, xuyên tạc tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam, phủ nhận những thành tựu to lớn của nhân dân ta trong quá trình đổi mới. Đồng thời, thổi phồng những yếu kém, khuyết điểm của Nhà nước ta trong quá trình quản lý kinh tế, quản lý xã hội, coi tệ quan liêu, tham nhũng là khuyết tật không thể khắc phục được trong XHCN. Quy mọi yếu kém ở Việt Nam đều do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Năm là, các nước đế quốc và các thế lực phản động vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, cố tình đổi trắng thay đen, dựng lên chuyện Việt Nam đàn áp tôn giáo, kỳ thị dân tộc thiểu số. Sử dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền để kích động tư tưởng ly khai, tự trị ở các vùng dân tộc thiểu số, kích động biểu tình, bạo loạn, gây mất ởn định chính trị - xã hội, phá hoại sự thống nhất dân tộc.

Ngoài ra, các thế lực thù địch luôn khoét sâu vào các vấn đề như: phân hóa giàu nghèo, chênh lệch thu nhập, mức sống của các tầng lớp dân cư thành thị và nông thôn, miền núi và miền xuôi, những tiêu cực, tệ nạn trong xã hội, vấn đề việc làm, giáo dục, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe… tạo ra những bức xúc xã hội để tuyên truyền kích động trong nhân dân, làm giảm niền tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, phá hoại sự đồng thuận trong xã hội.

Đối tượng mà các thế lực thù địch hướng tới lôi kéo, gây ảnh hưởng là tầng lớp văn nghệ sĩ, trí thức, thanh niên, học sinh, sinh viên, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý chủ chốt trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, những người bất mãn với chế độ. Do vậy, hiện nay ở nước ta có một số cán bộ, đảng viên, văn nghệ sĩ, thanh niên, sinh viên suy giảm lòng tin đối với CNXH, thiếu niền tin vào sự lãnh đạo của Đảng, hoang mang, dao động, mất phương hướng hoặc muốn đi theo hướng phát triển của  CNTB. Nguy hiểm hơn, do tác động của các quan điểm sai trái, thù địch mà một số cán bộ, đảng viên không chỉ dừng lại ở nhận thức mơ hồ, mất cảnh giác mà tính chiến đấu của họ cũng bị tê liệt, thậm chí một số trường hợp còn tham gia vào truyền bá, phát tán các tài liệu có quan điểm sai trái.

Mục đích của các thế lực thù địch đều nhằm mục tiêu làm cho đại bộ phận nhân dân Việt Nam nghi ngờ thành quả cách mạng trong quá khứ, nhìn vào thực tại xã hội thấy toàn tiêu cực, bất công, bế tắc, nhìn vào tương lai thì mờ mịt. Mọi bế tắc của xã hội đều do sự yếu kém trong quá trình lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sai lầm của Việt Nam khi lựa chọn con đường đi lên CNXH, reo rắc tâm lý hoàn nghi, bất bình âm ỷ trong xã hội. Tình trạng đó buộc người dân hình thành tâm lý trông chờ vào sự thay đổi về chính trị. Điều này vô cùng nguy hại cho chế độ và đất nước.

Trước vai trò to lớn của lý luận và những vấn đề đang đặt ra cho cách mạng Việt Nam cả trong lý luận và thực tiễn như chúng tôi vừa khái quát ở trên đã cho thấy, việc phải ĐTLL của nước ta hiện nay nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc và an ninh quốc gia là một tất yếu khách quan. Trong cuộc đấu tranh này, không những phải làm thất bại âm mưu thâm độc, phá hoại của kẻ thù về tư tưởng, lý luận mà còn phải phát triển lý luận, giải đáp và hành động thực tiễn nhằm hiện thực hóa tư tưởng, lý luận về những vấn đề đang đặt ra cho thời đại hiện nay./.


 

1 nhận xét:

  1. Chúng ta phải nhận biết và đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch

    Trả lờiXóa