Đảng cộng sản Việt Nam
có vai trò vô cùng quan trọng đối với cách mạng Việt Nam . Lãnh đạo nhân dân Việt Nam đi
từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, có được sự thắng lợi đó do nhiều nguyên
nhân, song một nguyên nhân cơ bản đó là Đảng đã xây dựng được độ ngũ cán bộ
đảng viên có đủ phẩm chất và năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã và
đang diễn ra sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” dẫn đến tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu
nhân dân, trái với chuẩn mực đạo đức của người cộng sản “cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư”, làm cho nhân dân bất bình, lo lắng. Sự suy thoái này đã
được Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra 27 nội dung cụ thể. Thực
trạng đó, nếu không được ngăn chặn, đẩy lùi sẽ làm giảm lòng tin của nhân dân
đối với Đảng, Nhà nước, gây tổn hại nghiêm trọng đến công tác xây dựng Đảng, đe
dọa sự tồn vong của Đảng, chế độ, sự ổn định và phát triển của đất nước.
Để phòng, chống tình trạng đó cần nhiều
biện pháp, song một biện pháp quan trọng đó là thực hiện nghiêm chế độ tự phê
bình, phê bình; phát huy vai trò nêu gương, nhất là đội ngũ cán bộ chủ trì, chủ
chốt. Đề cao tự phê bình và
phê bình là biện pháp tốt nhất để phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, củng
cố đoàn kết, thống nhất trong Đảng; phương thuốc hữu hiệu nhất để chữa trị các
căn bệnh do suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống gây ra. Do vậy,
trong sinh hoạt, cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp cần phát huy dân chủ, nâng cao
tính chiến đấu, tinh thần thẳng thắn, dũng cảm trong tự phê bình và phê bình,
nhất là đối với những hành vi trái với chuẩn mực đạo đức cách mạng và lối sống
xã hội chủ nghĩa. Cần khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm và
bảo vệ người trung thực, dám đấu tranh; cấp trên gợi ý kiểm điểm và trực tiếp
dự, chỉ đạo ở những nơi có vấn đề phức tạp, nơi có biểu hiện suy thoái, “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đồng thời, hoàn thiện quy chế đánh giá cán bộ một
cách khoa học, phù hợp; quy định lấy phiếu tín nhiệm ở các cấp, các ngành định
kỳ hoặc đột xuất.
Đảng ta đã nhấn mạnh: “Thực hiện nghiêm túc quy định về trách
nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là các đồng chí Ủy viên Bộ
Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và bí thư cấp ủy các
cấp”. Theo đó, mọi cán bộ, đảng viên phải nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu,
nói đi đôi với làm, nói và làm đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật Nhà nước, thực sự là tấm gương cho quần chúng noi theo. Trước hết,
người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến cơ sở phải nêu gương
trong rèn luyện đạo đức cách mạng, lối sống giản dị, trong sáng, hết lòng vì
Đảng, vì dân, trở thành tấm gương sáng về đạo đức cách mạng và lối sống xã hội
chủ nghĩa cho mọi người học tập, noi theo.
Tổ chức đảng các cấp phải đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng
tự phê bình và phê bình để thực hiện nghiêm việc kiên quyết sàng lọc, miễn
nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với cán bộ làm việc kém hiệu quả, không hoàn
thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà
không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và
người đứng đầu.
Khi các tổ chức đảng duy trì chặt chẽ và nâng cao được chất lượng
tự phê và phê bình sẽ kịp thời phát hiện ra những biểu hiện suy thoái chính
trị, tư tưởng của cán bộ, đảng viên ở mức độ thấp để kịp thời ngăn chặn, đồng
thời nâng cao chất lượng đấu tranh để không được tái phạm, cũng như tạo ra môi
trường ở các tổ chức đảng ngày càng trong sạch để cán bộ, đảng viên tự soi mình
vào để sửa chữa, gọt rũa những gì bản thân còn sai sót. Như vậy, làm cho mọi
cán bộ, đảng viên ngày càng hoàn thiện về phẩm chất và năng lực góp phần vào
xây dựng các tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, nhằm hoàn thành tốt mọi nhiệm
vụ mà nhân dân giao phó.
P.C
Nội dung bài viết rất hay, xin cảm ơn
Trả lờiXóaPhải kiên quyết thanh lọc những phần tử phai nhạt lý tưởng, thoái hóa, biến chất, không được dung túng, bao che.
Trả lờiXóa