HT
Trong tác phẩm: “Góp phần phê phán triết học pháp quyền
Hêghen - Lời nói đầu” của C.Mác viết vào đầu năm 1844, nhằm luận chiến với
Hêghen, phê phán triết học pháp quyền Hêghen, chủ đích của Mác không phải là
bàn đến vấn đề tôn giáo, mà việc phê phán tôn giáo chỉ là tiền đề cho mọi sự
phê phán khác: “Đối với nước Đức thì việc
phê phán tôn giáo, về thực chất, đã kết thúc và việc phê phán tôn giáo là tiền
đề của mọi sự phê phán khác”
[1].
Từ
những luận chứng về tôn giáo, bản chất của nó trên trên nhiều khía cạnh khác
nhau theo quan điểm duy vật, C.Mác đã rút ra kết luận xác đáng về bản chất của
tôn giáo rằng: “Sự nghèo nàn của tôn giáo
vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự
nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là
trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của trật
tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [2].
Luận điểm trên của C.Mác đã chỉ rõ:
tôn
giáo là sản phẩm của sự bất lực của con người trước những tác động của tự nhiên
và xã hội, là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, bởi vì trong xã hội có giai cấp đối kháng, giai cấp thống trị
bóc lột luôn luôn sử dụng tôn giáo như là một công cụ áp bức tinh thần đối với
quần chúng nhân dân bị áp bức, bóc lột và vai
trò thuốc phiện của tôn giáo chỉ biểu
hiện khi tôn giáo bị các thế lực chính trị phản động lợi dụng, nhằm mục đích,
làm thui chột ý chí cải tạo hiện thực, đấu tranh vì sự tiến bộ của xã hội, theo đó nhu cầu cần đến “thuốc phiện” của quần chúng nhân dân bị bóc lột được coi như là một liều
thuốc an thần, thứ “dược liệu” đặc biệt
để xoa dịu nỗi lo lắng, nỗi đau “xã hội” đang đè nặng đời sống
tinh thần của họ, mà hoàn cảnh lịch sử ra đời của luận điểm ấy
vào giữa kỷ XIX thuốc phiện bán tràn lan ngoài thị trường thuộc loại thuốc giảm
đau chứ không phải thứ ma tuý độc hại như ngày nay. C.Mác nhìn nhận một cách
khách quan vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội, hiểu rất rõ tính hai mặt
của hiện tượng tôn giáo: Mặt thứ nhất,
vai trò của tôn giáo trong việc hợp thức hoá trật tự xã hội đã được thiết lập
cũng như những hoàn cảnh xã hội dành cho nó. Mặt thứ hai là, vai trò phê phán, phản bác và thậm chí cách mạng của
tôn giáo.
Tuy
nhiên, từ khi tuyên bố luận điểm: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” trong
tác phẩm “Góp phần phê phán triết học
pháp quyền Hêghen - Lời nói đầu” cho đến nay vẫn còn gây ra không ít những
cuộc tranh luận với những ý kiến khác nhau và đã có những sự hiểu lầm, cách hiểu,
tiếp cận không đồng nhất về luận điểm này.
Có người cho rằng luận điểm ấy không phù hợp với lịch
sử, người khác lại nêu chỉ có hình thức tôn
giáo thoái hóa nào đó mới là thuốc phiện, chứ không phải mọi tôn giáo nói
chung. Có học giả lại muốn trở về tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử ra đời của luận điểm
ấy để đi đến kết luận rằng: câu nói đó của Mác không hề có hàm ý phê phán tôn
giáo mà coi tôn giáo như là loại thuốc dược liệu xoa dịu, giảm đau cho con người.
Ngược lại vẫn có người cho rằng câu nói ấy mang ý nghĩa phê phán tôn giáo như một
hiện tượng xã hội hoàn toàn tiêu cực. Theo bản dịch “tôn giáo là thuốc phiện của
nhân dân” thì từ “của” vừa chỉ sự sở
hữu vừa chỉ nguồn gốc và cũng là nhu cầu của quần chúng. Nhưng có bản dịch “tôn
giáo là thuốc phiện đối với nhân dân”, từ “đối với” coi như chất ma tuý mà giai
cấp thống trị đem đến cho dân ngoan ngoãn, chịu dựng. Tuy nhiên, luận điểm này
không phải C.Mác là người nêu lên đầu tiên mà trước ông có nhiều người nói
tương tự và được nhiều người tán thành hơn cả khi chính thức được đề cập và ám
chỉ tính chất, chức năng của tôn giáo trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hêghen - Lời nói đầu”. Vả lại
muốn hiểu đầy đủ tinh thần, cả tính tích cực lẫn tiêu cực ở tôn giáo của luận
điểm này của C.Mác thì phải đọc cả đoạn văn trước và sau luận điểm đó trong tác
phẩm, đồng thời phải tìm hiểu bối cảnh lịch sử của nước Đức lúc đó.
V.I.Lênin
đã nghiên cứu và đánh giá cao luận điểm nổi tiếng này. Trong tác phẩm “Về thái
độ của công nhân đối với tôn giáo” năm 1909 V.I.Lênin nhắc lại luận điểm “Tôn
giáo là thuốc phiện của nhân dân” của C.Mác và tính chất chính trị của tôn
giáo, bổ sung thêm: “Tôn giáo là thứ rượu tinh thần, làm cho những người nô lệ
của tư bản mất phẩm cách con người và quên mất hết những điều họ đòi hỏi để được
sống một cuộc đời đôi chút xứng đáng với con người”[3],
đồng thời khuyên công nhân vứt bỏ thành kiến tôn giáo để cho bọn giả nhân giả
nghĩa hưởng thụ còn cái cần là “giành lấy cuộc đời tốt đẹp hơn trên trần thế”.
Với nghĩa đó, V.I.Lênin coi luận điểm
“Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”
có vai trò quan trọng: “Câu nói đó của Mác là hòn đá tảng của toàn bộ
quan điểm của Mác trong vấn đề tôn giáo”[4].
Câu nói đó đã được dùng làm cơ sở cho tất cả những bản tham luận của những người
dân chủ - xã hội Nga về vấn đề tôn giáo.
Không thể nhìn tôn giáo qua mệnh
đề của C.Mác
đã bị cắt xén và phiến diện “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.
Phải nhìn nhận tôn giáo như một “thực tại xã hội” và là nhu cầu của một bộ
phận quần chúng và nó đã, đang đồng hành với chủ nghĩa xã hội. Riêng luận đề mới mẻ về Văn
hóa tôn giáo, Đạo đức tôn giáo đã khơi dậy trực tiếp
nhất những suy nghĩ, hành động tích cực của quần chúng, cả người có tôn giáo
cũng như không có tôn giáo. Khi các giá trị văn hóa, đạo đức của tín
ngưỡng, tôn
giáo được đặt trong khuôn khổ của văn hóa dân tộc một mặt đã thừa nhận sự đa
dạng của văn hóa dân tộc, mặt khác tạo ra thêm một con đường đoàn kết dân tộc,
tôn giáo. Khai thác, phát huy tốt các giá trị văn hóa, đạo đức của tín
ngưỡng, tôn
giáo thuận lợi hơn trong quá trình “Tìm về dân tộc”…
Thiết nghĩ, luận điểm “Tôn giáo là thuốc phiện
của nhân dân” của C.Mác cần phải được nhìn nhận,
viện dẫn một cách khách quan, toàn diện, lịch sử và rất cụ thể trong tính hiện
thực./.
Bài viết rất hấp dẫn bạn đọc, xin cảm ơn
Trả lờiXóaBài viết rất hay
Trả lờiXóa