Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019

Đập tan âm mưu lợi dụng chính sách đối với người có công của các thế lực thù địch


Cựu Thượng sĩ Nguyễn Ngọc Luận thường xuyên tự xưng là giáo sư, tiến sĩ đã bị cơ quan công an triệu tập làm rõ động cơ lập "Ban Liên lạc người có công với cách mạng Việt Nam". (Ảnh do Cục Bảo vệ An ninh Quân đội cung cấp)
Với tính chất hoạt động phức tạp, tinh vi của “Ban Liên lạc người có công với cách mạng Việt Nam” (Ban liên lạc) do ông Nguyễn Ngọc Luận, sinh năm 1942, là Thượng sỹ quân đội, nguyên giáo viên quân sự Trường Cao cấp nghiệp vụ ngân hàng đã nghỉ hưu nhưng tự xưng là Giáo sư, Tiến sỹ, Đại tá quân đội, đã đứng ra thành lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội đầu năm 2018.
Ban liên lạc có ý đồ mở rộng phạm vi hoạt động ra các địa phương trên cả nước nên đã ra văn bản số 01/BLL gửi tới các Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với nội dung giới thiệu về tôn chỉ, mục đích hoạt động về đề nghị tạo điều kiện quan tâm, giúp đỡ để triển khai thành lập các “Ban Liên lạc người có công với cách mạng Việt Nam” ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Kèm theo văn bản này là một số tài liệu, trong đó đáng chú ý có nội dung: “Năm 2018, Thường trực Ban liên lạc người có công với cách mạng Việt Nam tiếp tục hướng dẫn để người có công trên toàn quốc đăng ký hội viên sáng lập Hội người có công Việt Nam, ra mắt Ban liên lạc người có công trên toàn quốc…”.
Tại Hà Nội đã xuất hiện “Ban liên lạc Thành phố Hà Nội” và một số “Ban liên lạc” tại quận Hai Bà Trưng, huyện Thanh Oai, Đông Anh, Sóc Sơn.
Hoạt động của một số kẻ cầm đầu “Ban liên lạc người có công với cách mạng Việt Nam” có nhiều dấu hiệu lừa đảo, tính chất phức tạp nhằm trục lợi, lợi dụng tên tuổi của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội để hoạt động. Ngày 6/1/2018, “Ban liên lạc” ra văn bản có nội dung “Tôn vinh đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng là trưởng ban liên lạc danh dự” và công bố danh sách 89 người tham gia, trong đó có Thượng tướng Nguyễn Thế Trị, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Quốc Phòng; Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu IV; Thiếu tướng Nguyễn Thành Định, nguyên Phó Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Công binh; ông Dương Minh Đỗ, nguyên Phó Cục trưởng Cục người có công, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, thực tế, các đồng chí trên đều không biết và không tham gia “Ban liên lạc người có công với cách mạng Việt Nam”.
Qua đấu tranh, cơ quan công an đã làm rõ cơ cấu tổ chức, tính chất hoạt động của “Ban liên lạc người có công với cách mạng Việt Nam” là tổ chức tự xưng, chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật. Ông Nguyễn Thành Luân đã thừa nhận hành vi sai trái của mình và của “Ban liên lạc” để tuyên bố giải tán, chấm dứt hoạt động của “Ban liên lạc” ở các cấp, xóa bỏ các chức danh tự phong, giao nộp con dấu của “Ban liên lạc” cho cơ quan công an.
Đến nay, tổ chức của “Ban liên lạc người có công với cách mạng Việt Nam” trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã bị phá rã, không thực hiện được ý đồ mở rộng phạm vi hoạt động, thành lập các tổ chức tại các địa phương khác trên cả nước./.
Nhật Minh

2 nhận xét:

  1. Các thế lực thù địch rất điên cuồng chống phá Việt Nam; chúng dùng mọi thủ đoạn để chống phá; chúng ta phải hết sức tỉnh táo trước luận điệu sai trái của kẻ thù để không bị mắc bẫy của chúng.

    Trả lờiXóa
  2. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc tất cả các trường hợp coi thường pháp luật

    Trả lờiXóa