Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

VỀ “TAM QUYỀN PHÂN LẬP” Ở CÁC NƯỚC TƯ BẢN


Cương Trực
Cái gọi là “tam quyền phân lập” tức là chia quyền lực nhà nước thành quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Thực chất, đây chính là học thuyết của giai cấp tư sản hiện hành lựa chọn hình thức “tam quyền phân lập” để cùng nhau chia sẻ quyền lực. Do phân quyền nên dễ dẫn tới sự tranh chấp nhằm giành quyền lợi nhiều hơn trong thực thi quyền lực nhà nước; đồng thời, cũng tạo nên sự giảm đồng bộ, thống nhất và gắn kết giữa các cơ quan nhà nước. Tam quyền phân lập suy cho cùng cũng chỉ là sự chia sẻ quyền lực của các nhà tư bản với nhau để cùng cai trị giai cấp lao động, nó thể hiện tính chất lừa bịp hết sức rõ.
Về hình thức, “tam quyền phân lập” chia quyền lực nhà nước thành ba lực lượng, tạo thành sự giả tạo “kiềm chế” lẫn nhau tránh chuyên chế tập quyền, từ đó mà giai cấp tư sản tô hồng chuyên chính tư sản, coi nhà nước tư sản là vương quốc lý tưởng, công bằng, hợp lý với tất cả mọi người và dân chủ nhất. Sự thật là ba cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp phân công hợp tác để hòa giải mâu thuẫn giữa các phe phái, các tập đoàn khác nhau trong giai cấp tư sản, nhằm thực hiện ý đồ của giai cấp tư sản, nhưng lại được tuyên truyền là “chế ước” bảo vệ dân chủ và liêm khiết. Bất cứ nhà nước tư sản nào, đều với tư cách là quyền lực nhà nước của giai cấp thống trị, về bản chất vẫn là quyền lực thống nhất không thể chia cắt. Quảng đại quần chúng nhân dân không hề có quyền lợi trong đó.
Hoa Kỳ là quốc gia điển hình thực hiện “tam quyền phân lập”. Trong thực tiễn chính trị thực thi “tam quyền phân lập” ở Mỹ, quyền lực hành chính của tổng thống ngày một lớn, cơ quan lập pháp và tư pháp đã không thể chế ước có hiệu quả cơ quan đầu não chính phủ. Ngược lại, cơ quan hành chính có thể kiềm chế thậm chí đến cả cơ quan tư pháp và Thượng viện, Hạ viện. Điều này phản ánh rõ ràng trong việc Tổng thống Mỹ điều hành nghị viện thông qua dự án pháp luật về quyền phủ quyết và quyền lạm dụng hành chính. Có thể nói: việc người đứng đầu cơ quan hành pháp được trao quyền phủ quyết sẽ làm cho nhánh này có thêm sức mạnh như là vũ khí quan trọng để kiềm chế quyền lực nhánh lập pháp. Và như vậy, “tam quyền phân lập” mang tính hạn chế và lừa bịp rất rõ ràng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét