Gió biển
Các
thế lực thù địch đang ra sức lợi dụng, bóp méo, xuyên tạc chủ trương của Đảng
Cộng sản Việt
Khi Đảng và Nhà nước tiếp tục khẳng định
kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế là thông
điệp vô cùng quan trọng, nhằm khơi dậy khát vọng làm giàu của toàn xã hội. Từ
đó, tạo cơ sở cho việc huy động tối đa các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã
hội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Bởi kinh tế tư nhân bản chất là thành
phần kinh tế mà toàn dân có thể tham gia; luôn năng động, sáng tạo trong cơ chế
thị trường và mang sẵn tố chất “cần cù và linh hoạt” của người Việt Nam. Lịch
sử đã chứng minh, khi đất nước còn họa ngoại xâm, cho dù bị tư bản Pháp, Mỹ
chèn ép khốc liệt nhưng vẫn có những doanh nhân đất Việt vươn lên kinh doanh
thành công. Sự tồn tại bền bỉ của kinh tế hộ cá thể, tiểu chủ trong suốt thời
bao cấp cũng là một minh chứng cho “năng lực nội sinh” bền bỉ của kinh tế tư
nhân. Với cơ hội mới được tạo ra từ Đại hội XIII, chắc chắn kinh tế tư nhân ở
nước ta sẽ vươn tới những thành công mới, ngày càng có đóng góp nhiều hơn vào
sự phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng của đất nước. Song, kinh tế
tư nhân dù có phát triển đến đâu cũng không thể thách thức vai trò chủ đạo của
kinh tế nhà nước; doanh nhân Việt Nam dù giàu có và thành đạt trong kinh doanh
đến đâu chăng nữa thì cũng không bao giờ có thể trở thành nhân tố thách thức sự
điều tiết kinh tế của Nhà nước. Đó là một vấn đề có tính quy luật trong sự phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Đây là sự xuyên tạc của các thế lực thù
địch, bởi vì nền kinh tế nước ta có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó, kinh tế tư
nhân không phát triển tự do, tùy tiện mà phải tuân thủ pháp luật, chính sách
của Nhà nước, được định hướng hoạt động phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước, bảo đảm điều kiện lao động, quan hệ lao
động hài hòa, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, trách
nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Hơn nữa, khi Nhà nước khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển thành các tổng
công ty, tập đoàn kinh tế mạnh, hoạt động ở cả trong nước và ngoài nước thì
pháp luật, chính sách của Nhà nước cũng định hướng các tổng công ty, tập đoàn
kinh tế phát triển thành các công ty cổ phần có sự tham gia rộng rãi của các
lực lượng xã hội. Thông qua đó, kinh tế tư nhân có điều kiện tham gia đóng góp
nhiều hơn vào sự phát triển chung của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội
nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét