MINH QUANG
Vừa qua, trang BBC Tiếng Việt có bài viết với nội dung xuyên tạc về nguyên nhân khiến vụ việc xảy ra ở Đắk Lắk. Theo họ, vụ việc xảy ra là do vấn đề di dân và cô lập Tây Nguyên, đây là những nhận định chưa đúng và đủ, xuyên tạc tình hình.
Trang
BBC dẫn các số liệu từ năm 1976 và bồi thêm phát biểu của nhà văn Nguyên Ngọc về
sự tăng nhanh dân số ở Tây Nguyên để quy kết rằng, người dân tộc thiểu số đang
phải làm khách trên chính quê hương của họ. Tuy nhiên trên thực tế, nếu so với
năm 1976 thì hiện nay cộng đồng dân tộc thiểu số đang sinh sống tại Tây Nguyên
vào khoảng 2.170.000 người (ước tính từ năm 2021), tức tăng 300%. Và cơ cấu
cũng tăng từ 18 lên 52 cộng đồng các dân tộc. Bên cạnh đó, thời gian qua, trong
52 cộng đồng các dân tộc cũng đã có những người được tín nhiệm giao phó những vị
trí lãnh đạo Đảng, chính quyền một số tỉnh Tây Nguyên. Như Bí thư của tỉnh Đắk
Lắk cả 4 nhiệm kì là các ông Y Luyện Niê Kdăm, Niê Thuật, Êban Y Phu đều là
người dân tộc Ê Đê; Phó Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai Ksor H’Bơ Khăp hiện nay
là người dân tộc Gia Rai…
Hơn
nữa, nói đến Tây Nguyên là nhắc đến nhà sàn, là cồng chiêng là những điệu múa
quanh bếp lửa. Ngày 25-11-2005, Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã
được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu
của nhân loại. Sau Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn
hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh là di sản của thế giới. Có nghĩa
là bản sắc văn hóa nơi đây hàng chục năm qua vẫn được giữ gìn bởi chính 52 cộng
đồng dân tộc. Những người giữ “linh hồn Tây Nguyên” đang tồn tại thế thì cớ gì
nói họ làm khách, như luận điệu của BBC và những lực lượng phản động rêu rao.
BBC
còn dẫn lời của Phil Robertson, Phó Giám đốc HRW - một tổ chức bất đồng chính
kiến với Việt Nam để cho rằng, Việt Nam cô lập người dân sinh sống ở Tây Nguyên
với cộng đồng quốc tế. Điều này trở nên vô lý khi chính BBC Tiếng Việt có thể
phỏng vấn thông tin một người dân tại Đắk Lắk ngay sau khi sự việc xảy ra. Và
thực tế, những gì diễn ra tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 đã phản biện
rõ ràng điều ấy.
Trong
tối ngày 13/06, chương trình thời sự của Đài truyền hình Việt Nam đã làm một đoạn
tin ngắn về lời khai của các đối tượng trong vụ nổ súng ở Đắk Lắk. Và nguyên
nhân khiến các đối tượng manh động, nổ súng bất chấp là từ lời hứa của kẻ đứng
đầu là cho tiền và đưa họ ra nước ngoài để lo cho cuộc sống “sung sướng, tốt đẹp
hơn”. Hiện nay, các lực lượng chức năng đang khẩn trương truy bắt toàn bộ những
đối tượng còn lại, điều tra làm rõ vụ việc. Đồng thời, cũng kêu gọi những người
phạm tội, có liên quan sớm ra đầu thú để được hưởng khoan hồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét