Thứ Tư, 7 tháng 6, 2023

HIỂU CHO ĐÚNG QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN, TỰ DO BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

Phạm Trung

Các thế lực thù địch thường xuyên tạc quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để nói xấu, xuyên tạc bản chất, bôi nhọ chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023) là dịp để hiểu cho đúng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, từ đó cảnh giác với âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

Ở nước ta, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí rất được tôn trọng và phát huy. Những quyền này đã được thể chế hóa bằng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Luật Báo chí của Việt Nam (2016) quy định: Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; có nhiệm vụ, quyền hạn: tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân. Không chỉ thể chế hóa trên “giấy tờ” mà quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam còn được tổ chức thực hiện tốt trên thực tế. Nhờ vậy, thời gian qua, đa số các cơ quan báo chí ở Việt Nam đã phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, cung cấp thông tin đến nhân dân chính xác, khách quan, kịp thời, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, những lời nói, hành động lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để xuyên tạc, bịa đặt, chống phá Đảng, Nhà nước, Nhân dân, v.v. đều bị nghiêm cấm. Đây cũng là điều được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm. Ở Việt Nam, Luật Báo chí quy định rõ: Cấm báo chí không được đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền, lực lượng vũ trang; gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế; đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, v.v.

Mọi người dân có quyền tự do ngôn luận, quyền được sử dụng các phương tiện báo chí, thông tin, mạng internet, các trang mạng xã hội. Nhưng việc sử dụng quyền này luôn phải tuân thủ quy định của pháp luật nhằm tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe, đạo đức của xã hội. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí không phải là quyền được xuyên tạc sự thật hay nói xấu, bôi nhọ người khác. Những đối tượng phát tán bài viết, tài liệu, tranh ảnh, clip sai sự thật, nói xấu, bôi nhọ người khác cần được các cơ quan chức năng thu thập chứng cứ, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Các thế lực thù địch thường lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để chống phá cách mạng nước ta. Đồng thời, chúng còn lợi dụng việc xử lý các trường hợp vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để chống phá, xuyên tạc. Cần hiểu cho đúng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam để hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét