Văn Sơn
Gần đây, trên mạng xã hội xuát hiện bài viết với tựa đề: Cần hiểu đúng “Bản chất của Văn hóa” của Nguyễn Đình Cống. Xuyên chuỗi ý đồ trong bài viết của Y là hành động cố tình cắt xén, duy diễn xuyên tạc hòng phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, từ đó phủ nhận đường lối, quan điểm của Đảng. Song, những vấn đề được Nguyễn Đình Cống đưa ra trong bài viết đều sai lầm cả về nhận thức và thực tiễn.
Nguyễn Đình Cống rêu rao rằng: Chủ nghĩa
Mác - Lê chứa nhiều yếu tố phản lại văn hóa nhân loại. Đây là sự sai lầm cả về
quan điểm và phương pháp, lịch sử và lôgic. Sự sai lầm của Nguyễn Đình Cống có
nguyên nhân gốc rễ từ trong nhận thức và thái độ, hành động cố tình phủ nhận,
công kích nền tảng tư tưởng của Đảng.
Về quan điểm chính trị, luận điệu xuyên
tạc chủ nghĩa Mác - Lênin của Nguyễn Đình Cống
thể hiện rõ thái độ thù địch, đi ngược lại lập trường, quan điểm, lợi ích của
giai cấp công nhân, lợi ích của cách mạng và lợi ích của dân tộc Việt Nam. Về
phương pháp nhận thức, Y phủ nhận giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin, cho đó là phương pháp nhận thức phiến
diện, siêu hình, phi lôgic và lịch sử, không khoa học. Trong khi, chủ nghĩa
Mác – Lênin là khoa học về những quy luật phát triển
chung nhất của tự nhiên, của xã hội và của tư duy, về cuộc đấu tranh của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại mọi sự áp bức, bất công; về xây
dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời
trên mảnh đất hiện thực là thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công
nhân, lực lượng xã hội đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất của
lịch sử phát triển nền sản xuất vật chất của nhân loại. Về lịch sử, chủ nghĩa
Mác - Lênin là sự tổng hòa từ nhiều nguồn tri thức của
loài người, thu nhận tinh túy từ các tư tưởng tiến bộ, đồng thời không ngừng
được bổ sung, hoàn bị bằng những kinh nghiệm từ thực tiễn lịch sử được khái
quát lên tầm lý luận. Về lôgic, sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa
Mác – Lênin không nhằm mục đích tự thân mà nhằm đấu
tranh để cải tạo thế giới, hướng đến giá trị văn hóa, nhân văn cao cả là giải
phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Đối với cách mạng Việt
Nam, chủ nghĩa Mác - Lênin là “vũ khí tinh thần” của giai cấp công nhân, là nền
tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã
chứng minh, từ khi được soi sáng, dẫn đường bởi chủ nghĩa Mác - Lênin, có Đảng tiên phong của giai cấp công nhân
do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập lãnh đạo, cách mạng Việt Nam mới khắc phục
được cuộc khủng hoảng về đường lối và lực lượng lãnh đạo cách mạng, đưa đất
nước phát triển phù hợp xu hướng thời đại; đi từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác. Chủ nghĩa Mác - Lênin không
những là cơ sở tư tưởng, lý luận cho sự ra đời của Đảng, mà còn là nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt Nam.
Trái với nhận thức sai lệch của Nguyễn
Đình Cống về cái gọi là “Đất nước này, khi lãnh đạo và quản lý chưa nhận ra tác
hại của chủ nghĩa Mác - Lê và từ bỏ nó thì phát triển còn bế tắc”; mà chính nhờ
kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đưa đất nước vững bước
trên con đường đổi mới, phát triển. Từ một nước nghèo nàn lạc hậu, lại chịu hậu
quả nặng nề của chiến tranh, sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn
diện và đồng bộ, đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước
đang phát triển có thu nhập trung bình. Những thành tựu to lớn qua hơn 35 năm
đổi mới là minh chứng thuyết phục cho tính chất ưu việt của chế độ xã hội xã
hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng. Đồng thời, minh chứng cho tính cách
mạng, khoa học và sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin trong
thời đại ngày nay.
Ở Việt Nam, dù nhiều người biết Nguyễn
Đình Cống là giáo sư đầu ngành của khoa học xây dựng và từng là giảng viên của
đại học Xây Dựng Hà Nội, nhưng với quan điểm và thái độ cố tình phủ nhận, công
kích nền tảng tư tưởng của Đảng, đi ngược lại lợi ích của dân tộc Việt Nam, Y
ngày càng sai đường, lạc tối. Thiết nghĩ, tuổi già như Nguyễn Đình Cống thì nên
sống vui, sống khỏe, sống có ích sẽ tốt hơn cho bản thân, gia đình và xã hội./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét