Cương Trực
Ngày 25/6/2022 vừa qua, trong đêm nhạc tại Đà Lạt, ca sĩ Khánh Ly đã hát bài hát “Gia tài của mẹ” mà chưa được cấp phép. Đồng thời, bài hát cũng không có tên trong danh sách 24 ca khúc được công ty Mây Lang Thang xin cấp phép để biểu diễn trong chương trình. Sau đó, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu công ty Mây Lang Thang lên giải trình và chịu trách nhiệm đối với sự việc trên. Mạng xã hội lập tức xuất hiện các quan điểm phản đối, cho rằng chính quyền không nên kiểm soát hoạt động biểu diễn. Thậm chí, nhiều kẻ thù địch còn lợi dụng sự việc để hòng đòi “tự do ngôn luận” vô chính phủ ở Việt Nam.
Cần thấy rõ, việc quản lý nghệ thuật
biểu diễn là tất yếu. Hơn một thập niên trở lại đây, với chủ trương đổi mới
toàn diện của Đảng và Nhà nước đã tạo nên một sự biến đổi và phát triển mạnh mẽ
cho toàn bộ đời sống xã hội, trong đó có văn hóa nghệ thuật. Lĩnh vực nghệ
thuật biểu diễn ngày càng đáp ứng kịp thời, linh hoạt thị hiếu, nhu cầu khác
nhau của công chúng. Các loại hình nghệ thuật biểu diễn trở nên sinh động,
phong phú với những hình thức, thể loại đa dạng, nội dung hấp dẫn... tạo sinh
khí và sắc thái mới cho đời sống tinh thần xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những
mặt tích cực, ngành nghệ thuật biểu diễn hiện nay vẫn còn những tồn tại, bất
cập. Một số quốc gia lớn đang tạo áp lực đến đời sống văn hóa, nghệ thuật của
nước ta, tác động không nhỏ vào quá trình nhận thức và thị hiếu về nghệ thuật,
thẩm mỹ, dẫn đến hiện tượng một bộ phận giới trẻ đã bị lệch chuẩn về văn hóa.
Trước sức ép về nhu cầu hưởng thụ cuộc sống, một số nghệ sỹ, người mẫu bất chấp
quy định của pháp luật, coi thường chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp dẫn đến những
hành vi vi phạm về thuần phong mỹ tục, đi ngược lại truyền thống văn hóa của
dân tộc. Những hành vi sai phạm này đã tác động xấu đến nhận thức của giới trẻ,
làm suy giảm các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ của văn học nghệ
thuật đối với đời sống xã hội.
Trên toàn quốc có khoảng 2.000 doanh
nghiệp có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật, có khoảng 10.000 nghệ sĩ,
người mẫu, trong đó có khoảng 1/3 ngoài công lập. Con số nghệ sĩ đông đảo, sự
bùng nổ tự phát của nhiều thành phần tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật
dẫn đến tình trạng cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn toàn quốc không nắm
được số lượng, nhân thân của các cá nhân tham gia hoạt động biểu diễn nghệ
thuật, trình diễn thời trang trên địa bàn được giao quản lý. Trong bối cảnh đó,
việc uốn nắn, điều chỉnh, quản lý của các cơ quan Nhà nước có chức năng đã và
đang trở thành một tất yếu khách quan vì quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật
tạo môi trường thuận lợi cho ngành nghệ thuật biểu diễn phát triển, góp phần
tạo nên sự ổn định về chính trị, đem lại hiệu quả kinh tế, tạo nên sự ổn định
và công bằng xã hội. Hơn nữa, quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật còn nhằm
bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Mọi hành vi lợi dụng hoạt
động nghệ thuật nhằm vào chống phá Đảng, Nhà nước là không thể chấp nhận dưới
mọi hình thức
Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật nhằm bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; mọi hành vi lợi dụng hoạt động nghệ thuật để chống phá Đảng, Nhà nước đều phải bị xử lý
Trả lờiXóa