Phương Ngọc
Dịch bệnh đã lấy đi của chúng ta quá nhiều đau thương và những ngày qua nó cũng lấy đi biết bao giọt nước mắt của đồng bào cả nước khi chứng kiến cảnh người dân các tỉnh thành phía Nam khăn gói về quê sau một thời gian dài kiên trì chống dịch. Qua đó có thể thấy rõ sự nghiệt ngã của dịch bệnh, vì những thành phố với nhiều khu công nghiệp là nơi giang tay đón nhận tất cả người dân các nơi đến để lao động, sản xuất thì nay lại chia tay khi dịch bệnh kéo dài khiến cho cuộc sống của họ phải lao đao.
Và những bậc làm cha làm
mẹ sẽ càng thấy xót thương, đồng cảm và ước gì có thể giúp đỡ cho những cặp vợ
chồng trẻ bồng bế con em của mình về quê. Người lớn đã chứng kiến cảnh những em
bé chịu đựng cảnh rồng rắn chịu nắng mưa, sương gió và mệt nhọc ngoài đường
thật sự không cầm nổi nước mắt. Càng thương bao nhiêu lại càng đau bấy nhiêu.
Sau 5 tháng dịch bùng phát đã khiến mảnh đất hội tụ người dân các địa phương
bỗng trở nên hiu quạnh. Khiến mảnh đất lành chim đậu trở nên mặn chát. Mặn bởi
những giọt nước mắt và cả những giọt mồ hôi. Khiến những con người bỏ quê, bỏ
ruộng vườn, tha phương cầu thực, nay phải đùm túm nghèo đói trở về.
Thế nhưng, xót thương cho
những người dân lao động chân chất bao nhiêu thì lại càng tức giận với một số
đối tượng do bị mua chuộc, kích động đã có những hành động thiếu văn hóa. Những
hành vi của họ đã trở thành nguồn cảm hứng cho đám rận chủ, cơ hội chính trị
sáng tác ra nhiều tác phẩm, bài viết “dị hợm”, cố tình khoét sâu mâu thuẫn giữa
nhân dân với Nhà nước, thậm chí là kích động gây mất an ninh trật tự trong đám
đông quá khích do chưa được giải quyết các thủ tục về quê.
Cũng vì thế mà chúng ta
mới thấy những hình ảnh “lạ và độc” khi một số người mang sẵn những bó hương to
để tế sống công an hay những người dám hung hãn, hò hét nhau lao vào ăn thua,
ẩu đả với lực lượng kiểm soát chốt. Chắc chắn, đó không bao giờ là hành động
của người dân lao động chân chất, thật thà. Cho dù họ đang bị cái nghèo, cái
khổ bao vây, mệt mỏi và cũng có đôi lúc tuyệt vọng nhưng chưa bao giờ có những
hành động bất chấp, côn đồ như đám rận chủ rêu rao, chia sẻ trên mạng xã hội.
Hơn nữa, dù rằng họ là những người lao động chân chất, thật thà, nhưng chắc
chắn họ cũng hiểu đạo lý và hai chữ “nghĩa tình” nên chẳng ai lại đi tấn công,
tế sống người đã thay họ đứng vững tuyến đầu chống dịch hay chia cho mình từng
chiếc bánh khi đói, gửi cho mình chai nước khi khát trong suốt 5 tháng vừa qua.
Rất nhiều khả năng đã có
những nhóm người quá khích nào đó đã trà trộn vào dòng người nghèo khổ trở về,
để xúi giục, để kích động. Chúng lu loa gào khóc dưới vỏ bọc người dân về quê
nhưng lại sẵn sàng dùng gạch đá để tấn công những người làm công tác giữ gìn an
ninh trật tự và phòng chống dịch. Để rồi lặn mất tăm khi “có biến”, còn lại
những người nghèo khổ vốn chỉ mong được bình an trở về bỗng phải gánh trên vai
thêm cái tội danh “chống đối”, “gây rối”, “vi phạm nguyên tắc chống dịch”.
Chúng ta cần lên án các
hành vi theo chủ nghĩa cơ hội như vậy. Vì không thể để ảnh hưởng đến danh dự
của những người lao động chân chất với câu nói “đói cho sạch, rách cho thơm”.
Bằng chứng là trong hàng ngàn người về quê theo từng nhóm lớn, nhỏ, họ đều bao
bọc, chia sẻ với nhau để vượt qua khó khăn và đặc biệt luôn sẵn sàng hợp tác
với lực lượng cảnh sát giao thông, các lực lượng tuyến đầu chống dịch để thực
hiện các quy định phòng, chống dịch cũng như đảm bảo an toàn giao thông trong
suốt chặng đường dài.
Giờ đây, đã có rất nhiều
người đã về với quê hương, họ sẽ còn phải cách ly theo dõi y tế trước khi về
đoàn tụ với gia đình yêu dấu. Tương lai của họ sẽ còn những vất vả nhưng chúng
ta tin rằng với nghị lực phi thường họ sẽ sớm ổn định cuộc sống.
Cần phải xử lý thật nghiêm khắc tất cả các trường hợp coi thường pháp luật
Trả lờiXóa