HT
Trong cuộc chiến “chống dịch như chống giặc”, việc khai báo y tế
trung thực của mỗi cá nhân sẽ giúp cho việc phát hiện sớm, giúp cách ly khoanh
vùng ổ dịch một cách kịp thời, ngăn chặn được dịch bệnh lây lan, để phòng tránh
dịch hiệu quả, bảo đảm sức khỏe, tính mạng của
nhân dân và cả cộng đồng.
Khi cá nhân che giấu
thông tin, vòng vo, khai báo không trung thực cần biết liên quan đến sự lây lan
cororavirus sẽ làm cho tất cả mọi người xung quanh, cộng đồng rơi vào nguy hiểm
nhất định phải bị xử lý nghiêm.
Bình luận sự việc này, luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn
phòng Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng hành vi cố ý khai báo,
thông tin sai sự thật về hành trình của bản thân: "Việc cố ý trốn tránh, khai báo gian dối hoặc chống đối để không
thực hiện các biện pháp cách ly và phòng chống dịch sẽ bị áp dụng biện pháp xử
phạt vi phạm hành chính hoặc có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 10 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định, người
nào từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách
ly y tế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm
thuộc nhóm A sẽ bị phạt tiền 5-10 triệu đồng.
Người phạm tội có thể bị phạt
tiền tối đa 200 triệu đồng, hoặc bị phạt tù 1-12 năm.
Nghiêm trọng hơn, nếu người
nào có hành vi trốn khỏi nơi cách ly, cố tình khai báo gian dối, trốn tránh các
biện pháp cách ly y tế mà mang mầm bệnh lây nhiễm cho người khác có thể bị truy
cứu theo Điều 240 Bộ luật Hình sự về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm cho người.
Theo Điều 240, người phạm tội
có thể bị phạt tiền tối đa 200 triệu đồng, hoặc bị phạt tù 1-12 năm tùy vào hậu
quả gây ra”. Tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm
2007 và Quyết định số 07/2020/QĐ-TTg ngày 26/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ,
dịch Covid-19 được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A.
Đồng thời, theo quy định tại
Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì các hành vi sau đây bị
nghiêm cấm:
1. Cố ý làm lây lan tác nhân
gây bệnh truyền nhiễm.
2. Người mắc bệnh truyền
nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền
nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy
định của pháp luật.
3. Che giấu, không khai báo
hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định
của pháp luật.
4. Cố ý khai báo, thông tin
sai sự thật về bệnh truyền nhiễm. ... Hành vi cố ý trốn tránh, khai báo gian
dối hoặc chống đối để không thực hiện các biện pháp để cách ly và phòng chống
dịch sẽ bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể truy cứu
trách nhiệm hình sự"./.
Các cá nhân che giấu thông tin, khai báo không trung thực các nội dung có liên quan đến sự lây lan cororavirus sẽ làm cho tất cả mọi người xung quanh, cộng đồng rơi vào nguy hiểm nhất định phải bị xử lý nghiêm khắc.
Trả lờiXóaCác trường hợp tung tin sai sự thật về dịch bệnh covid 19, lợi dụng dịch bệnh để chống đối chính quyền, hoặc lợi dụng dịch bệnh để trục lợi đều phải bị xử lý nghiêm khắc.
Trả lờiXóaNhững kẻ tung tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận xã hội, làm ảnh hưởng đến các cơ quan chức năng thực thi nhiệm vụ sẽ phải bị xử lý nghiêm khắc.
Trả lờiXóa