Hồng Quân
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp của Bộ Chính trị sáng 20/3 về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN |
Những ngày
qua, dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều quốc gia trên thế giới phải chao đảo. Có thể nói, Việt Nam, sát
với quốc gia khởi phát dịch bệnh Covid-19 và gần đây chúng ta đã phải đối mặt
rất lớn với nguy cơ cao lây nhiễm từ những người ở các vùng dịch trở về nước.
Song số liệu đã thể hiện: “Thắng lợi bước đầu trong cuộc chiến đấu chống đại
dịch đã thể hiện ý chí, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, thống nhất của toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân ta”.
Kết quả trên là sức mạnh
tổng hợp cả hệ thống chính trị và nhân dân cả nước. Song có thể thấy, vai trò
rất quan trọng của Đảng và Nhà nước trong chỉ đạo các cấp, các ngành nắm chắc tình hình, diễn
biến, kịp thời có những giải pháp hiệu quả phòng, chống dịch bệnh. Bộ Chính
trị, Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn
bản chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự tham gia của
toàn dân. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ban, bộ,
ngành, đoàn thể, nhất là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ
trang, cán bộ ngoại giao, thông tin, tuyên truyền, đoàn thể… và các địa phương
đã phối hợp thực hiện nghiêm túc, triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các
nhiệm vụ được giao.
Đặc biệt,
chúng ta đã xác định được chủ trương đúng đắn đó là, “Tập trung phòng, chống dịch bệnh theo nguyên tắc: Ngăn chặn, hạn chế
tối đa các nguồn lây nhiễm, nhất là từ nước ngoài; phát hiện sớm các trường hợp
nhiễm bệnh; điều tra dịch tễ, phân loại, sàng lọc, cách ly chặt chẽ; khoanh
vùng, dập dịch; điều trị kịp thời, hiệu quả” (Thông
báo kết luận về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Bộ Chính trị).
Chúng
ta kiên quyết không xem nhẹ, bỏ mặc nhân dân với các quan điểm miễn dịch tự
nhiên, miễn dịch cộng đồng. Luôn xác định tính mạng con người, bảo đảm sức khỏe
của mỗi người dân là trên hết. Từ đó tập trung cao nhất sức lực cho kiểm soát,
phòng chống dịch bệnh không để lây lan rộng trong cộng đồng. Và thực tế kết quả
thời gian rất khả quan: Tại Việt Nam, tính đến 19 giờ, ngày 21-3, tổng số ca mắc
Covid-19 là 94 người, điều trị khỏi 17 người. Trong đó, 16 người mắc Covid-19
tính từ ngày 23-1 đến ngày 13-2 đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn; một bệnh nhân
(BN 18) mắc Covid-19 tính từ ngày 6-3 đến 20-3 cũng đã được chữa khỏi. Tổng số
trường hợp nghi ngờ đang cách ly theo dõi là 196 trường hợp. Tổng số người tiếp
xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đamg được theo dõi sức khoẻ (cách ly) là
36.050 trường hợp.
Trong
khi các quốc gia phát triển Mỹ, Phương Tây đang phải đối mặt với số lượng lây
nhiễm ngày càng gia tăng và số ca tử vong rất lớn. Số
liệu thống kê đến 6 giờ sáng 22-3, số ca mắc Covid-19 trên thế giới đã vượt mốc
300 nghìn lên tới 307.382 người, với 13.101 người tử vong, tại 186 quốc gia và
vùng lãnh thổ. Số ca
mắc covid-19 trên thế giới đã tăng tới 31.290 người mắc và 1.699 người tử vong,
so với mức 275.992 người mắc và 11.402 người tử vong được thống kê lúc 11 giờ
30 phút ngày 21-3. Đây là mức tăng cao nhất từ khi châu Âu trở thành tâm dịch
của thế giới.
Tuy nhiên, chúng ta tuyệt đối không
được chủ quan, hài lòng với những kết quả đã làm được, cần phải tiếp tục thực
hiện những biện pháp quyết liệt hơn nữa, đồng bộ và hiệu quả hơn nữa để ngăn
chặn và dập tắt dịch bệnh. Đặc biệt trong thời điểm khó khăn và phức tạp này,
thực hiện lời kêu gọi của Bộ Chính trị: “toàn
thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý
chí và hành động, vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa. Việt Nam ta nhất định chiến thắng
đại dịch COVID-19”./.
Thắng lợi bước đầu trong cuộc chiến đấu chống đại dịch covid 19 đã thể hiện ý chí, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, thống nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
Trả lờiXóaCó được thành công trong phòng, chống dịch bệnh là do sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị và nhân dân cả nước. Song có thể thấy, vai trò rất quan trọng của Đảng và Nhà nước trong chỉ đạo các cấp, các ngành nắm chắc tình hình, diễn biến, kịp thời có những giải pháp hiệu quả phòng, chống dịch bệnh.
Trả lờiXóaViệt Nam đã ngăn chặn, hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm, nhất là từ nước ngoài; phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh; điều tra dịch tễ, phân loại, sàng lọc, cách ly chặt chẽ; khoanh vùng, dập dịch; điều trị kịp thời; do đó đã mang lại hiệu quả cao.
Trả lờiXóa