Tin giả (fake news) đang là vấn đề được dư luận
xã hội đặc biệt quan tâm, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 có nhiều diễn
biến phức tạp. Từ những thần dược cho đến những thuyết âm mưu, các tin giả về
virus vùng dịch bệnh này như là một phương tiện lý tưởng để kiếm tiền, hoặc để
gây hoang mang dư luận.
Lợi dụng khả năng ẩn danh trên mạng xã hội, một số người
không ngần ngại đăng tải thông tin bịa đặt, ác ý về tình hình dịch bệnh. Chẳng
hạn, việc người từ vùng dịch trở về và buộc phải cách ly để theo dõi do yêu cầu
của công tác phòng bệnh lập tức bị bóp méo thành ca mắc bệnh mới.
Thực tế chứng minh, không thiếu trường
hợp thông tin giả đã hủy hoại cuộc sống của một cá nhân hay cộng đồng. Đơn cử
như tại Trung Quốc, ngay khi dịch bệnh Covid -19 bùng phát ở Vũ Hán, các
chuyên gia đã dự đoán rằng, sự sợ hãi về căn bệnh này sẽ nghiêm trọng hơn bản
thân loại virus Corona. Làm thế nào để ổn định lòng người và giữ cho họ bình
tĩnh, đã trở thành một trọng điểm khác của việc phòng chống dịch bệnh.
Những ngày đầu dịch bùng phát, trên
mạng xã hội các dòng tin tức thật giả lẫn lộn về sự nguy hiểm của virus Corona
hay số lượng người chết về dịch bệnh này khiến cộng đồng thêm phần hoang
mang, sợ hãi. Ngay tại Hà Nội, vào thời điểm Chính phủ chính thức công bố
dịch Corona, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân đổ xô tới các
cửa hàng y tế, các nhà thuốc để mua khẩu trang, nước sát khuẩn, thậm chí đứng
xếp hàng từ 2 giờ sáng. Hệ lụy nhãn tiền là một nhóm đầu cơ đã lợi dụng
tình thế để tăng giá hai mặt hàng này lên gấp nhiều lần ngày thường, gây khó
khăn cho công tác phòng, chống dịch. Còn người dân lại thêm phần hoảng loạn vì
cho rằng không có 2 mặt hàng kia thì bản thân và gia đình có thể mắc bệnh và tử
vong bất cứ lúc nào.
Không
chỉ dừng lại ở đó, việc tung tin giả người chết, số ca dương tính ở những khu vực
cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống người dân khu vực đó, khiến họ bất an,
cuộc sống bị đình trệ, thậm chí bị khu vực khác kỳ thị, xa lánh vì sợ nhiễm bệnh.
Thực
tế cho thấy, trong dòng chảy thông tin về dịch bệnh, rất nhiều người muốn được
tham gia, thể hiện mình là người nhạy cảm với thời cuộc, có tác động đến xã hội.
Có người lợi dụng sự nhẹ dạ của nhiều người đã phao tin nhảm, nhằm câu like,
view để họ bán được mặt hàng nào đó. Họ chọn cách tung ra những thông tin sai,
chưa kiểm chứng, thậm chí nguy hiểm, độc hại để gây hoang mang trong xã hội.
Rõ ràng, trong bối cảnh dịch bệnh diễn
biến phức tạp, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng để bảo
vệ sức khỏe người dân, rất cần có sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, thực
hiện tốt các chỉ đạo, khuyến cáo trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Dịch
bệnh sẽ không đáng lo ngại quá mức nếu cộng đồng thật sự hiểu và chủ động biết
cách phòng, chống không hoang mang, lo lắng thái quá.
Ngoài ra, bản thân mỗi người cần hết
sức bình tĩnh, sáng suốt trong tiếp nhận và xử lý thông tin, theo dõi sát thông
tin chính thống về tình hình dịch bệnh, không nghe theo, không lan truyền thông
tin không xác thực, kịp thời thông báo đến cơ quan chức năng các trường hợp
đăng thông tin bịa đặt, sai sự thật.
Phương Ngọc
Việt Nam đang trở thành điểm sáng, mô hình điển hình trong phòng, chống đại dịch Covi-19 được thế giới ghi nhận, đánh giá rất cao. Vì vậy mọi âm mưu xuyên tạc công tác phòng, chống dịch bệnh của bọn phản động đều phản tác dụng.
Trả lờiXóaHiện nay, các phần tử phản động cố tình xuyên tạc tình hình phòng, chống dịch bệnh ở Việt Nam; đó là âm mưu đen tối của chúng nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta; người dân cần hết sức cảnh giác và đấu tranh vạch trần âm mưu xấu độc của chúng.
Trả lờiXóaThời gian qua, các đối tượng phản động đưa ra các thông tin lệch lạc, thiếu kiểm chứng, xuyên tạc về dịch bệnh; gây hoang mang dư luận, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Chúng ta phải hết sức cảnh giác.
Trả lờiXóa