Hồng Quân
Đại dịch Covid-19 đã cho thấy sự quan tâm của các cá nhân với cộng đồng ở
mức độ nào. Nó cũng chứng tỏ một điều về bản chất xã hội giữa các nước tư bản
phát triển và các nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phản ánh cái cách mà
người ta đối phó với dịch. Có lẽ, một điều không thể phủ nhận được của thế giới
đối với mục tiêu và biện pháp nhân văn mà Việt Nam đối phó với dịch Covid-19. Trong
bài: “CUỘC THÁO CHẠY NĂM 1975 VÀ
CUỘC HỒI HƯƠNG 45 NĂM SAU”, khẳng định rõ điều đó: “45 NĂM SAU XUẤT HIỆN MỘT CUỘC “THÁO CHẠY” NGƯỢC DÒNG CHƯA
TỪNG CÓ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM. Bởi đại dịch Covid-19 mà hàng chục nghìn Việt
kiều, du học sinh, người lao động đã phải tháo chạy khỏi “thiên đường” ngoại
quốc để về Việt Nam lánh đại dịch....
Cũng là hai cuộc tháo chạy nhưng khác hẳn với 45 năm trước,
lần này họ chạy về Việt Nam bởi đất nước này đã làm rất tốt công tác phòng,
chống dịch, được thế giới xem là một trong những nơi an toàn nhất.
Sau khi quyết định hồi hương, họ được tạo điều kiện về nước
trong trật tự, an toàn. Tới đất mẹ Việt Nam, họ được xe đón và đưa tới khu cách
ly theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới và ngành Y tế Việt Nam. Khi hoàn
thành thời gian cách ly họ được xe đưa về gia đình. Trong thời gian 14 ngày
cách ly họ được bảo đảm ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt... miễn phí. Để bảo đảm
an toàn cho mình và cộng đồng xã hội, tuyệt đại đa số những người đang lao
động, học tập, sinh sống ở nước ngoài về nước đã chấp hành nghiêm luật pháp và
các quy định của cơ quan chức năng Việt Nam”.
Tuy nhiên, bên cạnh những người chạy về Việt Nam có thái độ
tích cực, cộng đồng trách nhiệm, vẫn còn một số người có học nhưng thiếu văn
hóa, ... Họ phàn nàn về việc đón tiếp và tổ chức cách ly của Việt Nam. Họ tỏ
thái độ bất hợp tác với Việt Nam trong phòng, chống dịch. Họ đòi hỏi phải thế
này, thế nọ thì họ mới đi cách ly, họ đòi ăn nhớ Mỹ, táo New Zealand ở nơi cách
ly...!.
Có thể nói trong dòng người về Việt Nam tránh dịch hiện nay, còn một số
những người có thái độ, cách ứng xử thiếu văn hóa. Những
thái độ thiếu trách nhiệm, thiếu văn hóa đã bị cộng đồng cả nước phê phán. Chúng
ta cần kiên quyết phê phán, song không nên phê phán theo cách đánh hội đồng, và
chỉ tập trung vào công kích cá nhân, tìm kiếm, lục tung đời tư cá nhân của họ
để đưa lên mạng. Vô hình dung cách phê phán đó không những làm cho người ta
tỉnh ngộ và sống tốt mà đẩy họ hẳn về phía bên kia với sự tinh thần thù nghịch.
Mặt khác, trong số những người con trở về, có rất đông những người có cống hiến
nhiều cho tổ quốc, có thái độ và cách ứng xử cầu thị. Việc phê phán quá đà như
vậy sẽ làm ảnh hưởng đến tình cảm và niềm tin của họ, thậm chí tạo hiệu ứng
ngược, không đúng với bản chất chế độ ta. Đất mẹ không bao giờ bỏ rơi những đứa
con của mình, với những đứa con ngỗ ngược nghiêm khắc dạy bảo ân cần. Đánh kẻ
chạy đi, không nên đánh người chạy lại. Rất mong công đồng mạng cần có thái độ
phê phán đúng mực, đúng luật, với mục đích tỉnh ngộ giúp họ trở thành những con
người tốt./.
Đất mẹ không bao giờ bỏ rơi những đứa con của mình, với những đứa con ngỗ ngược thì nghiêm khắc dạy bảo ân cần. Đánh kẻ chạy đi, không nên đánh người chạy lại. Rất mong công đồng mạng cần có thái độ phê phán đúng mực, đúng luật, với mục đích tỉnh ngộ giúp họ trở thành những con người tốt.
Trả lờiXóaKhi dịch bệnh Covid 19 hoành hành trên khắp thế giới; Việt Nam đã làm cho cả thế giới thấy tính nhân đạo của Dân tộc Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa. Hãy trân trọng nơi bạn được sinh ra và đất nước bạn mà bạn đang sống.
Trả lờiXóaSau đại dịch này, nhiều nước trên thế giới chắc hẳn phải tìm về Việt Nam học hỏi nhiều thứ; phải học bản chất ưu việt, giá trị tinh thần cao cả của Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, trong đó tính nhân đạo, quyền con người, độc lập, tự do là cốt lõi.
Trả lờiXóa