Thứ Năm, 30 tháng 1, 2020

BẢN CHẤT CỦA THUẬT NGỤY BIỆN


Thuật ngụy biện xuất hiện từ thời cổ đại ở Hy Lạp với các triết gia tiêu biểu như Socrates, Aristotle. Socrates được mệnh danh là bậc thầy về lý luận, truy vấn. Còn Aristotle là người đã hệ thống hóa các lỗi luận lý nhằm mục đích để bác bỏ luận điểm của đối thủ như là một cách để giành chiến thắng trong một cuộc tranh cãi. 
Theo Wikipedia, ngụy biện là việc sử dụng các lập luận một cách sai lầm, không hợp lý, cố ý vi phạm các quy tắc luận lý trong suy luận. Những sai lầm không cố ý trong suy luận do ẩu tả, thiếu hiểu biết được gọi là sự ngộ biện, còn những sai lầm cố ý thì được gọi là sự ngụy biện.
Xét về mặt lôgic thì ngụy biện cũng là sai lầm lôgic. Ngụy biện là sự cố ý vi phạm các quy tắc lôgic trong suy luận nhằm mục đích đánh lạc hướng người nghe, người đọc, làm cho người khác nhầm tưởng cái sai là đúng và cái đúng là sai. Về mặt hình thức, ngụy biện chính là vận dụng thủ đoạn suy luận chính xác nhưng trên thực tế lại là trái với quy luật khách quan, đánh tráo khái niệm đưa ra kết luận nghe thì thấy đúng nhưng lại là sai. Thủ đoạn ngụy biện thông thường  thay đổi luận đề, bịa đặt luận cứ, luận chứng vòng vo, suy luận máy móc, nói to, nói nhiều để lấn át lẽ phải, cắt câu lấy nghĩa (lấy một câu trong lời nói của người khác rồi giải thích theo ý mình), thậm chí có thể có ý lừa đảo bằng cách làm cho sự việc có vẻ tốt hơn so với thực tế.
Trong tiếng Anh ngụy biện  gọi là fallacy. Trong thực tế cuộc sống thường ngày cũng như trong khoa học và kỹ thuật, chúng ta thường gặp những suy luận nhìn bề ngoài thì có vẻ đúng, có vẻ hợp lý, nhưng nếu xem xét kỹ thì thấy chúng vi phạm các quy tắc, quy luật của lôgic, đó là cách đưa ra lý do để bào chữa cho những cái sai rõ rành rành của bản thân.
Ngày nay, những phát ngôn trên các phương tiện thông tin đại chúng của các thế lực thù địch, đặc biệt là trên mạng xã hội vốn là lưỡi đao vô hình mà chúng lợi dụng “kỹ thuật ngụy biện” để đưa những thông tin với nội dung sai sự thật, vu khống chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam./.
Hồng Thủy

3 nhận xét:

  1. Ngụy biện là việc sử dụng các lập luận một cách sai lầm, không hợp lý, cố ý vi phạm các quy tắc luận lý trong suy luận.

    Trả lờiXóa
  2. Những sai lầm không cố ý trong suy luận do ẩu tả, thiếu hiểu biết được gọi là sự ngộ biện, còn những sai lầm cố ý thì được gọi là sự ngụy biện.

    Trả lờiXóa
  3. Ngụy biện là sự cố ý vi phạm các quy tắc lôgic trong suy luận nhằm mục đích đánh lạc hướng người nghe, người đọc, làm cho người khác nhầm tưởng cái sai là đúng và cái đúng là sai.

    Trả lờiXóa