Các thế lực thù địch sau
khi lợi dụng góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 để kiến nghị: “các lực
lượng vũ trang phải duy trì tính trung lập về chính trị, đặt lợi ích của nhân
dân lên trước bất kỳ tổ chức chính trị nào”, “lực lượng vũ trang phải trung
thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức
chính trị nào” và “quân đội chỉ tuân theo pháp luật”...thực hiện những kiến
nghị đó không thành. Hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng,
lợi dụng quá trình góp ý kiến vào Dự thảo văn kiện, các thế lực thù địch càng
ráo riết hơn nữa chúng đẩy mạnh tuyên truyền “phi chính trị hóa” quân đội.
Đây
cũng là âm mưu, thủ đoạn chính trị nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình”
của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội. Trong
chiến lược “diễn biến hòa bình”, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch ra
sức truyền bá quan điểm “phi chính trị hóa” quân đội, nhằm lôi kéo quân đội xa
rời hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tách lực lượng quân đội ra khỏi sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản; đồng nhất chính trị quân đội tư sản với chính trị của Quân
đội nhân dân Việt Nam; làm cho quân đội bị tha hóa, biến chất về chính trị và
bị vô hiệu hóa; làm cho Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân mất chỗ dựa vững
chắc để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn cho thấy quan điểm “phi chính
trị hóa quân đội” đưa ra không chỉ do phương pháp nhận thức mang tính tư biện,
suy diễn một cách chủ quan, phiến diện; mà còn xuất phát từ những toan tính cơ
hội, thực dụng, ngộ nhận lầm tưởng mình là “người có tài, am hiểu thời, thế”,
sâu xa hơn nữa đó là âm mưu thâm độc của địch muốn chống lại Đảng, Nhà nước ta.
Chúng ta không thể chấp nhận quan điểm đó, bởi đó sẽ là nguyên nhân làm suy yếu
sức mạnh chiến đấu của quân đội, dẫn đến mất ổn định chính trị - xã hội và đưa
đất nước lâm vào khủng hoảng chính trị.
Bài học đắt giá về sự sụp
đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô, một trong những nguyên nhân gây nên hậu quả đó là
các thế lực thù địch đã ra sức tuyên truyền cổ vũ cho luận điệu “phi chính trị
hóa quân đội”; chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, xóa bỏ cơ chế
Đảng lãnh đạo lực lượng vũ trang, làm cho lực lượng vũ trang bị “phi chính trị
hóa”, bị vô hiệu hóa. Đồng thời, Đảng Cộng sản Liên Xô còn từ bỏ cả nguyên
tắc tập trung dân chủ, làm cho Đảng nhanh chóng mất sức chiến đấu, mất vai trò
lãnh đạo, cầm quyền.
Để có thể chứng minh
những luận điệu trên là phản động, phản khoa học, hoàn toàn sai lầm về lý luận,
không đúng với thực tiễn không đúng với thực tiễn lịch sử nhân loại, cũng như
thực tiễn xây dựng, trưởng thành và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam,
chúng ta cùng làm rõ vấn đề sau:
Theo
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, sự ra đời, tồn tại của quân đội gắn liền
với sự ra đời và tồn tại của giai cấp và nhà nước; giai cấp, nhà nước luôn đóng
vai trò quyết định quân đội về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Về chính trị, giai cấp, nhà nước quyết định
mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của quân
đội. Về tư tưởng, hệ tư tưởng của
giai cấp thống trị luôn thống trị đối với quân đội, chi phối đến đời sống tinh
thần của quân đội. Về tổ chức, giai
cấp và nhà nước quyết định đường lối, nguyên tắc tổ chức xây dựng quân đội;
quyết định cơ chế lãnh đạo, thành phần chỉ huy và binh lính tham gia trong quân
đội.
Bản chất của quân đội là công cụ bạo
lực vũ trang của giai cấp, nhà nước nhất định nhằm bảo vệ lợi ích căn bản của
giai cấp, nhà nước ấy. Bản chất giai cấp của quân đội phụ thuộc vào bản chất
của giai cấp, nhà nước tổ chức ra, nuôi dưỡng và sử dụng quân đội đó. Về vấn đề này, quân đội của các giai cấp và nhà nước thống
trị, bóc lột là công cụ bạo lực vũ trang để tiến hành chiến tranh và đàn áp
nhân dân. V. I. Lênin khẳng định: “Không phải chỉ dưới chính thể quân chủ, quân
đội mới là công cụ đàn áp. Nó vẫn là công cụ đàn áp trong tất cả các chính thể
cộng hòa tư sản, kể cả những chính thể cộng hòa dân chủ nhất”[1].
Để tăng cường bản chất giai cấp và bảo đảm cho quân đội tuyệt đối trung thành
với lợi ích của mình, các giai cấp, nhà nước tổ chức ra quân đội luôn thể hiện
sự quan tâm đặc biệt xây dựng, củng cố bản chất giai cấp của quân đội và làm
cho lực lượng này phục tùng, bảo vệ lợi ích của giai cấp tổ chức ra nó.
Phát
hiện ra giai cấp vô sản có sứ mệnh lịch sử đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản và
xây dựng chủ nghĩa cộng sản, C. Mác và Ph. Ăngghen cho rằng, giai cấp vô sản
phải liên minh với giai cấp nông dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, dùng
bạo lực cách mạng đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp tư sản, thiết lập nhà
nước chuyên chính vô sản và dùng nhà nước đó làm công cụ để bảo vệ quyền thống
trị của mình đối với toàn xã hội. Để thực hiện nhiệm vụ nặng nề đó, giai cấp vô
sản phải tổ chức ra lực lượng vũ trang của
mình, lãnh đạo lực lượng đó cùng nhân
dân đấu tranh lật đổ giai cấp giai cấp thống trị và bảo vệ thành quả cách mạng.
Kế thừa những tư tưởng
trên đây của C. Mác và Ph. Ăngghen, V. I. Lênin cho rằng, quân đội của giai cấp
công nhân là quân đội kiểu mới, vì nó được ra đời trong những điều kiện lịch sử
mới về chất. Quân đội của giai cấp vô sản đó là tổ chức bạo lực vũ trang của
nhà nước xã hội chủ nghĩa, có bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính
dân tộc sâu sắc. Quân đội xã hội chủ nghĩa bảo vệ lợi ích của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động, kiên quyết đạp tan mọi âm mưu và hành động xâm lược
của chủ nghĩa đế quốc để bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Quân đội xã
hội chủ nghĩa còn là công cụ vũ trang để sẵn sàng đập tan mọi âm mưu và hành
động phá hoại của các thế lực thù địch trong nước, bảo vệ vững chắc chế độ xã
hội chủ nghĩa và thành quả cách mạng; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao
cả vì lợi ích của giai cấp công nhân và phong trào cách mạng thế giới.Trong
nhiều bài viết, V. I. Lênin đã sử dụng cách diễn đạt khác nhau về quân đội vô
sản; các cụm từ “quân đội cách mạng”, “đạo quân xã hội chủ nghĩa”[2],
“Hồng quân xã hội chủ nghĩa của công nhân và nông dân”[3]
được V. I. Lênin đưa ra và dùng nhiều lần trong thực tiễn lãnh đạo, tổ chức xây
dựng quân đội, là cách biểu đạt khác nhau về quân đội kiểu mới của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động. V. I.
Lênin đã nhấn mạnh: “Quân đội chúng ta là quân đội giai cấp, chống lại giai cấp
tư sản”[4].
Về bản chất chính trị của quân đội, V. I. Lênin chỉ rõ: Hiện nay, cũng như
trước kia và sau này, quân đội sẽ không bao giờ có thể trung lập được; “Quân
đội không thể và không nên trung lập. Không lôi kéo quân đội vào chính trị - đó
là khẩu hiệu của bọn tôi tớ giả nhân, giả nghĩa của giai cấp tư sản”[5].
Ông viết: “Chúng ta đã thành lập một đội quân thống nhất, hiện nay do một bộ
phận tiên tiến những người cộng sản có kinh nghiệm lãnh đạo”[6]
Quá trình chỉ đạo hoạt
động thực tiễn cách mạng của nhà nước Xô viết V. I. Lênin đề ra những nguyên
tắc căn bản về xây dựng quân đội kiểu mới. Những nguyên tắc đó là: nguyên tắc
chính trị - xã hội, nguyên tắc tổ chức và nguyên tắc huấn luyện – giáo
dục…Trong đó, Đảng Cộng sản phải lãnh đạo
chặt chẽ quân đội về mọi mặt, trong mọi tình huống là nguyên tắc căn bản
nhất. V. I. Lênin khẳng định sự lãnh đạo đó là tất yếu khách quan, là một quy
luật nhằm bảo đảm cho quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, với giai cấp
công nhân, giữ vững bản chất giai cấp công nhân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với quân đội là sự
lãnh đạo toàn diện cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Kế thừa và vận dụng sáng
tạo lý luận Mác - Lênin về mối quan hệ giữa quân sự với chính trị, giữa lực
lượng vũ trang với chính trị, Hồ Chí Minh khẳng định: “chính trị trọng hơn quân
sự”[7],
“quân sự phục tùng chính trị”, “quân sự mà không có chính trị như cây không có
gốc, vô dụng lại có hại”[8].
“Quân đội ta có sức mạnh vô địch vì nó là quân đội nhân dân do Đảng ta xây
dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục”[9].
Người chỉ rõ, quân đội ta là quân đội “quyết chiến quyết thắng”, có “lập trường
chính trị vững chắc, lập trường quân đội của nhân dân do giai cấp công nhân
lãnh đạo”[10]. Theo tư tưởng đó của Hồ Chí Minh, bản
chất của quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát: “Quân đội ta trung với Đảng
hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, nhiệm vụ
nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”
như vậy, khẳng định mục tiêu lý tưởng chiến đấu của Đảng, nhân dân và Quân đội
ta là thống nhất.
Từ xưa đến nay, bất cứ quân
đội nào trên thế giới cũng đều phải thực
hiện nhiệm vụ chính trị của giai cấp, nhà nước, lực lượng chính trị đã tổ chức,
nuôi dưỡng nó, và phải trung thành với giai cấp, nhà nước, lực lượng chính trị
đó. Bởi chính trị là hoạt động giành, giữ, sử dụng và tham gia xây dựng chính
quyền mà bất cứ chính quyền nào thì cũng là của một giai cấp, nhà nước nhất
định. Còn khái niệm về quân đội: Quân đội, tổ chức vũ trang chuyên
nghiệp do một tập đoàn Nhà nước, tập đoàn chính trị hoặc phong trào chính trị
làm chức năng Nhà nước xây dựng để tiến hành đấu tranh vũ trang nhằm thực hiện
mục đích chính trị của Nhà nước, tập đoàn hay phong trào đó. Cho nên, với bất cứ quân đội nào, chính trị là vấn đề
quan trọng hàng đầu, bởi đó thực chất là vấn đề bản chất giai cấp, mục tiêu, lý
tưởng chiến đấu của quân đội; thể hiện quân đội đó do ai tổ chức và lãnh đạo,
chiến đấu cho ai và vì ai. Chính trị của quân đội vô sản là thực hiện chính trị
của đảng cộng sản, của nhà nước xã hội chủ nghĩa, phục vụ đảng cộng sản, phục
vụ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Chính trị của quân đội giai
cấp tư sản là chính trị của giai cấp tư sản phục vụ mục đích chính trị đối nội
là đàn áp nhân dân lao động trong nước; đối ngoại là xâm lược, cướp bóc thực
hiện chính sách nô dịch các dân tộc khác.
Lịch sử dựng nước và giữa nước của dân tộc ta cho thấy,
để bảo vệ chế độ, bảo vệ Tổ quốc thì các triều đại phong kiến Việt Nam luôn tổ
chức các lực lượng vũ trang chuyên nghiệp, chủ lực cùng với việc động viên mọi
tầng lớp nhân dân tham gia để đối phó với kẻ thù. Quân đội của các triều đại đó
luôn được giáo dục tinh thần “trung quân, ái quốc” theo ý thức hệ phong kiến
phương Đông.
Từ
giác độ lịch sử, lực lượng vũ trang nước ta được hình thành từ các tổ chức vũ
trang trong phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí
Minh sáng lập, tổ chức, lãnh đạo. Đó là các đội tự vệ của công nhân và nông
dân từ các cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh 1930 - 1931. Trong các cao trào cách
mạng 1941 - 1945, yêu cầu về thành lập quân đội nhân dân trở nên chín muồi.
Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
quyết định thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc
quân. Ở nhiều nơi lực lượng dân quân tự vệ cũng được thành lập để chuẩn bị khởi
nghĩa giành chính quyền. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, quân đội trở
thành công cụ của Đảng, Nhà nước trong các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế
quốc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế cao cả.
Lịch sử xây dựng, chiến
đấu và trưởng thành hơn 70 năm qua đã chứng minh, trong bất kỳ hoàn cảnh nào Quân
đội Việt Nam luôn là lực lượng chính trị trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ
quốc và Nhân dân. Điều đó được thể hiện trước hết ở sự thống nhất về mục tiêu
chiến đấu của Quân đội với mục tiêu chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam .
Bản chất của Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội kiểu mới, công cụ bạo lực
vũ trang của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có bản chất giai cấp công
nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt với Quân đội
nhân dân Việt Nam là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong đường lối lãnh đạo
lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay từ Đại hội lần
thứ nhất của Đảng (3-1935) cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định
dứt khoát và duy trì quyền độc tôn lãnh đạo quân đội nhân dân, không chia sẻ
cho bất cứ một tổ chức, một đảng phái hay một cá nhân nào. Sự lãnh đạo đó là sự
lãnh đạo trực tiếp không qua một khâu trung gian nào, một tổ chức trung gian
nào. Sựa lãnh đạo đó ở trên tất cả lĩnh vực hoạt động chính trị, tư tưởng, tổ
chức; trên tất cả các mặt công tác, và trong tất cả các nhiệm vụ của quân đội.
Tuy nhiên, để giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
quân đội, một mặt Đảng phải thường xuyên tự xây dựng và chỉnh đốn, nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, mặt khác phải nêu cao tinh thần cảnh giác
cách mạng, tích cực, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của
các thế lực thù địch, phản động đòi tranh quyền lãnh đạo lực lượng vũ trang
nhân dân Việt Nam.
Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu
và phục vụ. Gắn bó với nhân dân là một nét đẹp truyền thống, là mối quan hệ
bản chất, là sức mạnh và là vấn đề sống còn của Quân đội nhân dân Việt Nam . Cán bộ,
chiến sĩ của quân đội vốn xuất thân từ các tầng lớp nhân dân, là con em của
nhân dân, hết lòng yêu thương và kính trọng nhân dân. Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ
đánh giặc giỏi mà còn làm công tác dân vận giỏi. Là đội quân của nhân dân,
chiến đấu vì nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân, đó là bản chất và truyền
thống của quân đội cách mạng, đó cũng chính là nhân tố quan trọng góp phần làm
nên sức mạnh tổng hợp về chính trị, về tinh thần, về ý chí quyết chiến, quyết
thắng của quân đội trước mọi kẻ thù và trong mọi điều kiện hoàn cảnh. Nguồn gốc
sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam là dựa vào nhân dân như “cá với nước”,
từ nhân dân, ở trong nhân dân. Tách rời mối liên hệ bản chất và máu thịt với
nhân dân, quân đội mất đi nguồn gốc sức mạnh vô địch. Do đó, trung thành với Tổ
quốc, với Nhân dân là nhu cầu tự thân của
Quân đội nhân dân Việt Nam .
Bản chất của quân đội bao
giờ cũng là bản chất giai cấp của nhà nước đã tổ chức và nuôi dưỡng nó; quân
đội luôn là thành phần trọng yếu, là công cụ bạo lực vũ trang của nhà nước để
bảo vệ thành quả mà lực lượng chính trị cầm quyền có được qua các cuộc đấu
tranh giành quyền lực. Lịch sử xuất hiện quân đội gắn liền với sự ra đời của
nhà nước; mà nhà nước là sản phẩm tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp, nên bất
cứ nhà nước nào cũng có tính chất giai cấp.
Dưới góc độ thực tiễn, Quân
đội nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, giáo dục, rèn luyện; quá
trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của Quân đội nhân dân luôn gắn liền
với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản chất cách mạng (giai cấp) luôn
thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của
Quân đội nhân dân Việt Nam là tất yếu, phù hợp thực tiễn cách mạng Việt
Nam. Theo đó, Quân đội nhân dân Việt Nam tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng
sản Việt Nam, có nhiệm vụ bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam là tất yếu bắt nguồn từ
nhu cầu tự thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Không đặt dưới sự lãnh đạo trực
tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam thì quân đội nhân dân sẽ
mất phương hướng chính trị, xa rời mục tiêu lý tưởng chiến đấu, sẽ bị vô hiệu
hóa.
Thực
tiễn cũng cho thấy, trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam , Đảng ta
luôn kiên định nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối quân
đội. Bảo vệ và giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo quân đội là vấn đề có ý nghĩa
quyết định bản chất giai cấp công nhân của quân đội.
Dù ai đó có đóng góp gì, với động cơ
chính trị gì thì với luận điểm “phi chính trị hóa quân đội” chính là chúng
hướng tới tách rời sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với quân đội; đồng
nhất chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam với Quân đội tư sản; làm biến chất
bản chất giai cấp công nhân của Quân đội ta; vô hiệu hóa công cụ bạo lực của
Đảng, Nhà nước. Thực chất, đây là hành động tiếp tay cho các thế lực thù địch
chống phá cách mạng nước ta. Đây là những quan điểm phản động, phản khoa học,
không đúng với thực tiễn lịch sử quân đội các nước trên thế giới, không đúng
với thực tiễn lịch sử xây dựng và chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chúng ta cần phải cảnh giác, kiên quyết phê phán, đâp tan âm mưu phản động của
các thế lực thù địch chống phá Đại hội Đại biểu Toàn quốc làn thứ XIII của
Đảng.
Oanh Trần
[8] Hồ Chí Minh toàn tập,
tập 6, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 318.
[9] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, Nxb CTQG, H. 2000, tr.
350.
Hiện nay, các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài tư tưởng, chính trị làm đòn tấn công phủ đầu, sau đó thực hiện các thủ đoạn khác để chống phá cách mạng nước ta. Vì vậy chúng ta phải hết sức cảnh giác.
Trả lờiXóaCác thế lực thù địch có âm mưu "phi chính trị hóa Quân đội"; với mục đích tách Quân đội nhân dân Việt Nam ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm cho Quân đội biến chất. Bởi vậy, đấu tranh làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội là một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.
Trả lờiXóaBọn phản động và các thế lực thù địch luôn muốn chia rẽ Quân đội với nhân dân; do đó chúng ta phải giữ vững và tăng cường đoàn kết giữa quân đội với nhân dân; đồng thời đấu tranh có hiệu quả với những âm mưu, thủ đoạn chia rẽ mối đoàn kết quân- dân của các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa