Thứ Ba, 8 tháng 12, 2020

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CỦA TĂNG CƯỜNG TIỀM LỰC CHÍNH TRỊ - TINH THẦN HIỆN NAY

  

Tri Thức

Trong những năm qua, lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan chức năng các cấp đã quan tâm đổi mới đa dạng, phong phú hình thức biện pháp trong giáo dục chính trị, giáo dục quốc phòng và an ninh của tiềm lực chính trị - tinh thần Việt Nam đã tạo ra nhận thức, nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin trong mỗi người dân Việt Nam, tạo dựng thái độ và niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, phát huy chủ nghĩa yêu nước và các giá trị bản sắc văn hoá Việt Nam trong sức mạnh quân sự Việt Nam. Qua đó đã tăng cường lập trường, bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, ý thức trách nhiệm động cơ thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ lực lượng thường trực, dự bị động viên cả thời bình và sẵn sàng huy động có hiệu quả trong thời chiến.

Tuy nhiên, hình thức, biện pháp giáo dục chính trị, giáo dục quốc phòng và an ninh của tiềm lực chính trị - tinh thần Việt Nam có lúc chưa linh hoạt, còn nặng về lý luận khô cứng. Thời gian qua, trong tăng cường tiềm lực chính trị - tinh thần, còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Việc quán triệt, xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện ở một số đơn vị chưa đồng bộ. Hình thức, biện pháp giáo dục chính trị, pháp luật còn chưa linh hoạt, thiếu tính sáng tạo, còn rập khuôn máy móc, có thời điểm chưa sát với tình hình, nhiệm vụ đơn vị. Công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các cơ quan chức năng trong triển khai thực hiện có nội dung chưa chặt chẽ. Một số đơn vị chưa bảo đảm đủ nội dung do đơn vị tự biên soạn, hoặc chất lượng tự biên soạn còn thấp. Bài giảng chính trị còn nặng về lý luận, thiếu tính thực tiễn, khô cứng khó tiếp thu, nhất là đối với chiến sĩ có trình độ học vấn thấp hơn. Nhận thức, trách nhiệm của một số cán bộ, chiến sĩ chuyển biến chưa rõ nét. Tình hình tư tưởng, kỷ luật ở một số đơn vị chưa thật ổn định, v.v.

Công tác giáo dục quốc phòng và an ninh thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Hoạt động của hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh ở một số địa phương hiệu quả chưa cao. Công tác phối hợp giữa cơ quan, tổ chức có liên quan trong tổ chức thực hiện chưa chặt chẽ. Chương trình, hướng dẫn môn học giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên có nội dung chưa hợp lý; một số cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp chưa thực hiện đúng quy định liên kết giáo dục quốc phòng và an ninh; tiến độ triển khai xây dựng trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh theo Quyết định 161/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có nơi còn chậm. Công tác phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân, nhất là nơi biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, v.v.

Phối hợp giữa giáo dục chính trị, tư tưởng, quốc phòng an ninh với công tác đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị chưa thật nhịp nhàng. Chưa kết hợp tốt giữa đấu tranh thông qua hệ thống các tin, bài với đấu tranh về mặt pháp lý và đấu tranh ở góc độ can thiệp kỹ thuật. Dẫn đến “Việc xử lý, ngăn chặn thông tin giả, xấu độc trên Internet tuy đạt được một số kết quả nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Cộng tác đấu tranh phản bác các quạn điểm sai trái, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa kết quả chưạ như mong muốn.

Trên đây là một số hạn chế cơ bản, cần nghiên cứu quan tâm để đánh giá xác định nguyên nhân để có các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị tư tưởng và quốc phòng an ninh trong thời gian tới. Bảo đảm tiềm lực chính trị tinh thần vững chắc của sức mạnh quân sự Việt Nam./.

1 nhận xét: