Thứ Năm, 11 tháng 7, 2019

KHOẢNG KHẮC...


------------
Ảnh: Một bé gái trong hầm trú ẩn ở miền Bắc Việt Nam, ngày 15-4-1972.
Rạng sáng ngày 10/04/1972, từ căn cứ U - Tapao (Thái Lan) đội máy bay B-52 (Mỹ) bắt đầu cuộc đột kích đầu tiên vào không phận miền Bắc Việt Nam. 12 chiếc máy bay ném bom chủ lực, do 53 máy bay tiêm kích “hộ tống” đã tấn công hàng loạt các kho nhiên liệu tại Vinh.
Cuộc ném bom mở đầu bằng các máy bay cường kích A-6 và A-7 đi trước tấn công vào những khu vực đặt tên lửa đất đối không của quân đội Bắc Việt. Sau đó, máy bay tiêm kích F-105 Wild Weasels tiếp tục đe dọa các khu vực này, trong khi 12 chiếc F-4 rải các đám mây kim loại gây nhiễu sóng radar, mở đường cho đội B-52 bay vào không phận của miền Bắc.
Đáp lại, quân đội Bắc Việt bắt đầu bắn tên lửa đất đối không ngay từ khi các máy bay Mỹ tiến vào từ biên giới Lào. Hơn ba mươi tên lửa tuy không trúng mục tiêu nhưng đã gây ảnh hưởng đến đường bay và tầm bay của phía Mỹ. Tổng cộng đội máy bay B-52 đã ném gần 800 quả bom trong cuộc đột kích.
Cuộc tấn công mở màn này diễn ra trong bối cảnh quan hệ ngoại giao giữa Mỹ với Trung Quốc và với Liên Xô đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là sau chuyến thăm của Tổng thống Nixon đến Trung Quốc vào tháng 2 cùng năm, giúp gạt bỏ được những e ngại về việc ném bom miền Bắc Việt Nam sẽ làm “mếch lòng” hai cường quốc này.
Trước cuộc đột kích vào Vinh, kể từ năm 1967, quân đội Mỹ đã dùng B-52 để hỗ trợ những đơn vị đặc biệt tấn công các căn cứ phía Nam của quân đội Bắc Việt, cũng như để phá hoại các tuyến tiếp tế của đối phương tại Lào, Campuchia và trên đường mòn Hồ Chí Minh. Có khả năng rải bom từ độ cao 30.000ft (khoảng hơn 9km) và được lắp đặt bộ phận gây nhiễu sóng khiến đối phương không thể xác định vị trí chính xác, B-52 đã chứng minh sức tàn phá ghê gớm của nó trong trận Khe Sanh và sau này là Chiến dịch Linebacker II, rải bom các thành phố lớn của miền Bắc là Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên.
Chiến tranh Việt Nam cũng là chiến trường đầu tiên Mỹ cử máy bay B-52 tham chiến.
Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung
(Nguồn: To Hanoi and Back The United States Air Force and North Vietnam 1966 -1973.)
VNW

4 nhận xét:

  1. Nhìn vào số lượng bom đạn Mỹ đã ném xuống Việt Nam chúng ta không thể tưởng tượng nổi; số bom đạn nhiều gấp 3 lần số bom đạn tất cả các nước sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Thế nhưng Mỹ vẫn thua đau tại Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  2. Số bom đạn Mỹ ném xuống Việt Nam tương đương sức công phá của 250 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima. Vậy mà Việt Nam vẫn kiên cường chiến đấu và chiến thắng giặc Mỹ xâm lược.

    Trả lờiXóa
  3. Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang sử chói lọi nhất.

    Trả lờiXóa
  4. Dù Mỹ có sử dụng các trang bị quân sự hùng mạnh đến đâu đi chăng nữa cũng không thể thắng được ý chí nghị lực phi thường của nhân dân Việt Nam.

    Trả lờiXóa