Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

NHẬN DIỆN CHỦ NGHĨA XÉT LẠI ĐỂ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN


                             HB
Trước tác động của cuộc cách mạng 4.0 Chủ nghĩa xét lại đang rêu rao và đòi xét lại Chủ nghĩa mác để cho “phù hợp với thực tiễn mới”, thực chất là nhằm hạ bệ chủ nghĩa Mác, do đó nhận diện chủ nghĩa xét lại để có hình thức đấu tranh tương xứng bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin là yêu cầu cấp bách đối với mỗi chúng ta.
Có rất nhiều hình thức mà các thế lực phản động, phản cách mạng đã đưa ra để chống chủ nghĩa Mác – Lênin, trong đó có hai hình thức cơ bản nhất đó là xét lại đòi bác bỏ chủ nghĩa Mác và nhân danh là bổ sung, phát triển cho phù hợp với điều kiện mới nhưng thực chất lại bóp méo, xuyên tạc làm mất đi bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa mác.
Chủ nghĩa xét lại là trào lưu tư tưởng chính trị thù địch với chủ nghĩa Mác – Lênin, xuất hiện trong nội bộ phong trào công nhân và cộng sản dưới chiêu bài là “phê phán”, “xét lại”. Về thực chất, chủ nghĩa xét lại là một biến tướng của chủ nghĩa cơ hội. Cơ sở xã hội của chủ nghĩa xét lại là một bộ phận được hưởng đặc quyền trong giai cấp công nhân – tầng lớp công nhân quý tộc, công nhân quan liêu; cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa xét lại là hệ tư tưởng tư sản lấy lợi ích cá nhân đặt lên hàng đầu. Nguồn gốc của chủ nghĩa xét lại là chủ nghĩa đế quốc đã điều chỉnh thích nghi, đồng thời sử dụng các thủ đoạn như mua chuộc lôi kéo những nhà mácxít thoái hóa biến chất, giai cấp tư sản “giả danh” những nhà mácxít để đấu tranh chống lại chủ nghĩa Mác. Chủ nghĩa xét lại xuất hiện còn do trong hàng ngũ những người cách mạng có nhứng phần tử phản bội, không vững vàng, không đủ khả năng nhận thức đúng những hiện tượng mới của thực tại, những thay đổi trong sách lượng của các đảng cộng sản. Ngoài ra, việc các đảng tư sản cầm quyền áp dụng các phương pháp của chủ nghĩa tự to, chính sách cải cách, chủ nghĩa dân tộc cũng là cơ sở làm xuất hiện chủ nghĩa xét lại.
Việt Nam hiện nay, dưới tác động của cuộc cách mạng 4.0, cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng của nước ta trong khi chủ nghĩa xã hội trên thế giới tạm thời lâm vào thoái trào. Các phần tử cơ hội, xét lại tuyên truyền vào Việt Nam bằng nhiều hình thức, con đường khác nhau, chúng cho rằng lý luận về chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ; phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản; đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, xa rời những nguyên lý của đảng cộng sản; tuyên truyền tư tưởng về dân chủ tư sản; phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân... đưa ra những tư tưởng, lý luận, thuật ngữ như xã hội siêu công nghiệp”, “các cơ quan siêu quốc gia”, “phương tiện hợp nhất”, “siêu đấu tranh”, “ý thức hệ toàn cầu”, lấy xung đột văn hoá thay thế cho đấu tranh giai cấp... Tuy nhiên, dù được ngụy trang dưới bất kỳ hình thức nào thì chủ nghĩa xét lại cũng không thể thay đổi được bản chất với những toan tính có mục đích của nó - Đó là xóa bỏ chủ nghĩa Mác với ý đồ cản trở sự phát triển của lịch sử nhân loại.
Điều đáng lưu ý là một số tư tưởng trên đây lại được một số những người nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin ở nước ta ca tụng, tán dương, tạo điều kiện cho những tư tưởng đó có điều kiện tác động tới ý thức hệ giai cấp, ảnh hưởng tới việc xây dựng hệ tư tưởng chính trị. Hiện nay, những những vấn đề lý luận mà một số người nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin đang đòi xét lại hoặc phát triển là sùng bái vai trò của đội ngũ trí thức trong phát triển của nền kinh tế tri thức của “văn minh hậu công nghiệp”, “văn minh trí tuệ nhân tạo”, “văn minh tin học”, “văn minh 4.0”, cho rằng ngày nay sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã thuộc về trí thức; phủ nhận lý luận đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản. Họ cho rằng lý luận đấu tranh giai cấp đã lỗi thời, xã hội không còn đấu tranh giai cấp, không còn chuyên chính vô sản, chỉ còn sự hợp tác, thống nhất, sự tương trợ thuần tuý lẫn nhau, .v.v..

Thế giới đã có nhiều biến đổi, chủ nghĩa xét lại cũng có nhiều biến tướng khác nhau. Các đảng cộng sản trên thế giới cần phải nhận thức rằng chừng nào chủ nghĩa đế quốc còn tồn tại thì hệ tư tưởng tư sản có thể thâm nhập vào phong trào cộng sản, biểu hiện ra ở nhiều hình thức của chủ nghĩa xét lại. Để đấu tranh chống các hình thức xét lại đòi hỏi Đảng ta cần tăng cường công tác tư tưởng của Đảng, nâng cao bản lĩnh cách mạng của đảng viên, đồng thời lãnh đạo phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội tạo cơ sở vật chất để đẩy lùi chủ nghĩa xét lại dưới mọi hình thức.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét