HH
Từ “đấu tranh lý luận” đã được dùng từ lâu, tuy nhiên chưa được khái niệm một cách chính thống ở văn bản nào, kể cả trong Từ điển Tiếng Việt. Vì vậy, để đi đến khái niệm về “đấu tranh lý luận”, chúng ta cần đi từ khái niệm “lý luận” và “đấu tranh”.
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn
ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2006: “Lý luận: 1. Là hệ thống tư tưởng được
khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, có tác dụng chỉ đạo thực tiễn. 2. Là những
kiến thức được khái quát và hệ thống trong một lĩnh vực nào đó (nói tổng
quát)”. Như vậy, lý luận có ở rất nhiều lĩnh vực: lý luận trên lĩnh vực tự
nhiên, lý luận trên lĩnh vực xã hội … “Đấu tranh: là dùng sức mạnh vật chất hay
tinh thần để chống lại hoặc diệt trừ”.
Với khái niệm về “lý luận” và “đấu
tranh” nêu trên, thì “đấu tranh lý luận” có thể hiểu là dùng những hệ thống tư tưởng, kiến thức này để chống lại hoặc diệt trừ
hệ thống tư tưởng, kiến thức khác.
Do rất nhiều nguyên nhân như trình độ,
nhận thức, hoàn cảnh, thế giới quan… khác nhau nên “tư tưởng” hay “kiến thức”
về một vấn đề nào đó, về một lĩnh vực nào đó ở người (hoặc nhóm người) này có
thể không giống người (hoặc nhóm người) khác. Từ đó dễ nảy sinh sự tranh luận,
phản bác, đấu tranh… với nhau.
Theo Từ điển trên: “Tư tưởng: 1. Sự suy
nghĩ hoặc ý nghĩ. 2. Quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với hiện thực
khách quan và đối với xã hội”; “Kiến thức: những điều hiểu biết có được do từng
trải hoặc do học tập”.
Kiến thức theo khái niệm nêu trên là
việc con người hiểu biết, tiếp nhận những cái đã có sẵn; kiến thức người này
khác người kia chủ yếu là do hiểu biết về của người này là ít hơn hoặc nhiều
hơn người kia. Như vậy, khi kiến thức khác nhau người ta sẽ dễ thuyết phục
nhau. Còn tư tưởng theo khái niệm nêu trên là cái chưa có sẵn, mà là do suy
nghĩ hay ý nghĩ của con người; tư tưởng nếu khác nhau chủ yếu là do suy nghĩ, ý
nghĩ của người này khác người kia. Như vậy, khi tư tưởng khác nhau, người ta
rất khó thuyết phục nhau. Vì vậy, để đến mức phải chống lại, diệt trừ nhau -
đấu tranh với nhau, thì với những người có kiến thức khác nhau rất hãn hữu xảy
ra, mà chủ yếu là ở những người có tư tưởng khác nhau, đối lập nhau.
Từ có tư tưởng, nhiều người, nhóm người
đã phát triển thành hệ thống tư tưởng (lý luận) về vấn đề, lĩnh vực nào đó. Và
hệ thống tư tưởng khác nhau, đối lập nhau cũng đấu tranh, thậm chí còn gay gắt,
quyết liệt hơn với nhau. Đó là ĐTLL. Vậy, ĐTLL
là đấu tranh giữa những người (hay nhóm người) có các hệ thống tư tưởng khác
nhau, đối lập nhau.
Bài viết rất hữu ích
Trả lờiXóa