Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021

KHÔNG THỂ CÓ “TAM QUYỀN PHÂN LẬP” MỘT CÁCH ĐÚNG NGHĨA

Cương Trực

Trong thời gian gần đây một số cá nhân lợi dụng mạng xã hội để tung hô, lý tưởng hóa học thuyết “tam quyền phân lập”, coi nó là “phương thuốc vạn năng” cho kiểm soát quyền lực nhà nước và ngăn ngừa tham nhũng. Đó là luận điệu sai trái, cực đoan và cơ hội chính trị. “Tam quyền phân lập” được áp dụng trong tổ chức bộ máy nhà nước ở các nước tư bản mặc dù mang lại một số mặt tích cực, cần được nghiên cứu, tham khảo, song không nên lý tưởng hóa và xem nó như là chìa khóa vạn năng của “dân chủ - pháp quyền”.

Tam quyền phân lập (trias politica), trong đó 3 quyền của nhà nước là lập pháphành pháp, và tư pháp được phân chia cho 3 cơ quan độc lập nắm giữ. Khái niệm này lần đầu được nghiên cứu và đề cập bởi John Locke và sau đó là Charles de Secondat, Nam tước De Montesquieu trong tác phẩm nghiên cứu về lý thuyết nhà nước Tinh thần pháp luật (1748) của mình. Theo Montesquieu, để đảm bảo sự tự do thì 3 cơ quan này phải hoạt động độc lập. Về hình thức, “tam quyền phân lập” chia quyền lực nhà nước thành ba lực lượng, tạo thành sự giả tạo “kiềm chế” lẫn nhau tránh chuyên chế tập quyền. Tuy nhiên, lý thuyết này chỉ tồn tại về mặt lý tưởng, khó có thật trên thực tiễn.

Giai cấp tư sản và các nhà nước tư bản hiện nay tô hồng “tam quyền phân lập” chuyên chính tư sản, coi nhà nước tư sản là vương quốc lý tưởng, công bằng, hợp lý với tất cả mọi người. Sự thật là ba cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp phân công hợp tác để hòa giải mâu thuẫn giữa các phe phái, các tập đoàn khác nhau trong giai cấp tư sản, nhằm thực hiện ý đồ của giai cấp tư sản, nhưng lại được tuyên truyền là “chế ước” bảo vệ dân chủ và liêm khiết. Bất cứ nhà nước tư sản nào, đều với tư cách là quyền lực nhà nước của giai cấp thống trị, về bản chất vẫn là quyền lực thống nhất không thể chia cắt. Quảng đại quần chúng nhân dân không hề có quyền lợi trong đó.

Hoa Kỳ là quốc gia điển hình thực hiện “tam quyền phân lập”. Trong thực tiễn chính trị thực thi “tam quyền phân lập” ở Mỹ, quyền lực hành chính của tổng thống ngày một lớn, cơ quan lập pháp và tư pháp đã không thể chế ước có hiệu quả cơ quan đầu não chính phủ. Tổng thống Mỹ điều hành nghị viện thông qua dự án pháp luật về quyền phủ quyết và quyền lạm dụng hành chính. Điều này tạo nên quyền lực quan trọng để kiềm chế nhánh lập pháp. Và như vậy, “tam quyền phân lập” mang tính hạn chế rất rõ ràng.

Nhận định về vấn đề này, giáo sư Hoàng Chí Bảo đã chỉ rõ “phân quyền và phân lập các quyền trên thực tế chỉ dừng lại như một tuyên bố pháp lý, bị hình thức hóa bởi tham vọng quyền lực của giai cấp tư sản đang nắm quyền thống trị. Phân chia quyền lực, kiểm soát quyền lực, dùng quyền lực để đối trọng và kiềm chế quyền lực không dễ gì thực hiện được; hơn nữa, do những mâu thuẫn về lợi ích và cạnh tranh quyết liệt về lợi ích kinh tế mà giai cấp tư sản càng phải tập trung sức mạnh để củng cố quyền lực”. Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn, tránh rơi vào bẫy ngụy biện của các thế lực thù địch. Tam quyền phân lập” không phải là “phương thuốc vạn năng”, thậm chí để chứng kiến “Tam quyền phân lập” cũng không thực sự tồn tại trong thực tiễn. Vậy, mỗi quốc gia có sự lựa chọn riêng về con đường và cách thức phát triển. Không thể lấy mẫu hình của bất cứ nước nào nhằm “rập khuôn” với một quốc gia khác.

 

1 nhận xét:

  1. Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.

    Trả lờiXóa