Trong giai
đoạn hiện nay, khoa học công nghệ ngày càng thấm
sâu và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, điều đó đòi hỏi người công nhân
ngày càng có trình độ cao để đáp ứng yêu cầu quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Cho nên những luận
thuyết phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân lại được nở rộ ở nhiều
nơi. Trong đó luận điểm “Trí thức mới có sứ mệnh lịch
sử, là lực lượng tiền phong, có
vai trò lãnh đạo cách mạng”, bởi vì theo họ, thời đại ngày nay là thời
đại của nền “văn minh trí tuệ”, của “kinh tế tri thức”, do đó chỉ có trí thức mới có đủ trình độ làm chủ khoa học công nghệ để lãnh đạo
cách mạng. Thực chất
của quan điểm trên là sự biện hộ cho địa vị thống trị và bóc lột của giai cấp tư
sản, biện hộ cho sự tồn tại “vĩnh hằng” của chủ nghĩa tư bản trên cơ sở phủ nhận
vai trò lịch sử khách quan của giai cấp công nhân, phủ nhận tính tất yếu của hình
thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Vậy thực chất luận
điểm trên như thế nào.
Đúng là trí
thức có vai trò quan trọng trong mọi thời đại. Trong sự nghiệp xây dựng xã hội
mới, vai trò trí thức ngày càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Song, trí thức
không thể đóng vai trò lãnh đạo thay thế giai cấp công nhân. Bởi lẽ, trong xã hội,
trí thức chỉ là một tầng lớp xã hội đặc biệt và không thuần nhất. Nó không đại
biểu cho một phương thức sản xuất độc lập, không phải là một lực lượng kinh tế,
chính trị độc lập trước các giai cấp và tầng lớp xã hội khác. Do đó, trí thức
không có hệ tư tưởng riêng. Nó phải phục tùng và chịu ảnh hưởng hệ tư tưởng của
giai cấp nào thống trị xã hội. Do địa vị kinh tế - xã hội của nó, trí thức
không thể là người lãnh đạo cách mạng; mặc dù tất cả các giai cấp thống trị
trong lịch sử đều cần đến trí thức và đào tạo ra một đội ngũ trí thức của mình
để thực hiện vai trò của nó đối với xã hội.
Mặt khác, trí
thức không có lợi ích đối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản. Dưới chế độ tư bản
chủ nghĩa, trí thức cũng là người làm thuê và bị bóc lột, nhưng lại là tầng lớp
làm thuê đặc biệt, được giai cấp tư sản đào tạo, sử dụng và có một bộ phận được
chế độ tư bản ưu đãi. Trí thức không phải là tầng lớp xã hội có tinh thần cách
mạng triệt để như giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản.
Thực tế lịch sử cho thấy chưa bao giờ có một tầng lớp trí thức nào có thể thay
thế một giai cấp để lãnh đạo một cuộc cách mạng xã hội nhằm thay thế chế độ này
bằng một chế độ xã hội khác. Trí thức bao giờ cũng là trí thức của một giai cấp
nhất định và thường là của giai cấp thống trị xã hội.
Phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
là một trong những cống hiến vĩ đại nhất của chủ nghĩa Mác. Việc khẳng định sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất có khả năng lãnh đạo
nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột trong cuộc đấu tranh từng bước xóa bỏ chủ
nghĩa tư bản và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội là lập trường chính trị của
những người mácxít. Vì vậy, cần nhắc lại luận điểm của C.
Mác và Ph. Ăngghen trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: “Giai cấp tư sản không
những đã rèn những vũ khí sẽ giết mình, mà nó còn tạo ra những
người sử dụng vũ khí ấy - những công nhân hiện đại, nhũng người vô sản”[1]. Luận điểm nổi tiếng đó
càng trở nên có ý nghĩa trong điều kiện lịch sử mới. Chủ nghĩa tư bản đang điều
chỉnh là đang làm cái việc rèn giũa vũ khí sẽ giết mình thêm sắc nhọn hơn; những
người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản - giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân
sẽ ngày càng nhận thức rõ hơn sứ mệnh lịch sử của mình là loại bỏ chủ nghĩa tư
bản ra khỏi đời sống xã hội, xây dựng chủ nghĩa cộng sản văn minh; xác định rõ
hơn con đường, biện pháp để thực hiện sứ mệnh lịch sử vĩ đại đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét