Chân
Lý
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng
ta đã nhiều lần cảnh báo sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI: Một số vấn đề cấp bách về xây dựng
Đảng hiện nay đã chỉ rõ một trong ba vấn đề cấp bách là suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống. Đại hội XII, Đảng ta tiếp tục nhận định: “Tình
trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức
tạp hơn”[1].
Tuy nhiên, Đại hội XII của Đảng chưa nhận diện và chỉ rõ những biểu hiện suy
thoái về tư tưởng chính trị là gì.
Điểm mới của Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII là Đảng ta đã
chỉ ra cụ thể chín biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị đó là: Phai nhạt
lý tưởng cách mạng; nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận
và học tập lý luận chính trị; không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của
Đảng; sa sút ý chí phấn đấu, không gương mẫu trong công tác; khi có khuyết điểm
thì giấu giếm, thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. Trong phê bình thì
nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu
tranh; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ
trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng. Nói và viết
không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước. Nói không đi đôi với làm. Duy ý chí, áp đặt, bảo thủ. Tham vọng chức
quyền, không chấp hành sự phân công của tổ chức. Vướng vào "tư duy nhiệm
kỳ", chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn trước mắt, có lợi cho
mình; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu
chuẩn, điều kiện...
Cùng với việc chỉ ra chín biểu hiện suy thoái về tư tưởng
chính trị, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII cũng chỉ ra chín biểu hiện suy
thoái về đạo đức, lối sống, chín biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Như vậy, cái mới của Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII là: “… Trung ương thẳng
thắn chỉ ra một cách có hệ thống những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng
chính trị và đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Trong đó nguy
hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường đi lên
xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin, nói trái, làm trái quan
điểm, đường lối của Đảng; thậm chí sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo
vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ họa theo những nhận thức, quan điểm sai trái,
lệch lạc; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn bổn phận,
chức trách nhiệm vụ được giao; không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức sinh
hoạt đảng; sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, ham
quyền lợi; bè phái cục bộ, mất đoàn kết; quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó
khăn, bức xúc của dân”[2].
Vì vậy, nhận thức sâu sắc về nguy cơ, nhận diện đúng những
biểu hiện suy thoái để đẩy mạnh tự phê bình và phê bình và đề ra các giải pháp
phù hợp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là vấn đề
có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét